Ngày 17-7, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức tọa đàm “Vai trò của văn học, nghệ thuật trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà nghiên cứu và văn nghệ sĩ.
Trong thời gian qua, văn học, nghệ thuật Thủ đô Hà Nội đã xuất hiện nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao, đề cập đến những vấn đề cấp thiết của xã hội...
 |
Tiết mục nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử của Thủ đô giới thiệu tới công chúng. Ảnh: CHÂU XUYÊN |
Tuy nhiên, vẫn còn không ít tác phẩm mờ nhạt, non yếu về chất lượng tư tưởng và nghệ thuật, chạy theo những vấn đề bạo lực, bản năng mà quên đi chức năng giáo dục, dự báo.
Để tiếp tục phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật trong xây dựng con người Việt Nam nói chung và người Thủ đô thanh lịch, văn minh nói riêng, nhiều ý kiến đóng góp tại tọa đàm đã chỉ ra những yêu cầu trong sáng tác, công bố tác phẩm và những cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ Thủ đô.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến bày tỏ mong muốn tạo điều kiện được tham gia thực tế sáng tác; quảng bá, giới thiệu, dàn dựng, in ấn tác phẩm văn học, nghệ thuật giá trị, chất lượng để phổ biến tới công chúng, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
ĐINH THUẬN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Để thực hiện nông thôn mới và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, không thể không nhắc tới sự cần thiết của việc xây dựng nếp sống văn hóa, ứng xử văn minh, thanh lịch của người Hà Nội. Đây là công việc không thể một sớm một chiều mà được các trưởng thôn vận động nhân dân duy trì thực hiện trong nhiều năm.
Năm nay ca khúc “Người Hà Nội” của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi có tuổi đời 75 năm ngân vang trong lòng nhiều thế hệ người nghe. Với tôi, đây không phải là ca khúc đơn thuần, mà chính là bản trường ca “Người Hà Nội”.