Đó là tên hội thảo do Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức ngày 20-6 tại Hà Nội.
 |
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Báo An ninh Thủ đô |
Hội thảo nhận định dàn dựng các tác phẩm sân khấu về Chủ tịch Hồ Chí Minh thường gặp khó vì tầm vóc tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở tầm vĩ mô, dù sân khấu có làm cách nào cũng không thể chạm tới. Sân khấu muốn vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách chân thực nhất thì trước hết những người làm sân khấu phải hiểu cuộc đời, sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người.
Đội ngũ diễn viên phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm, trau dồi, rèn luyện kỹ năng diễn xuất... để có thể hóa thân vào vai diễn, tạo dựng được hình tượng Bác Hồ gần gũi, bao dung, giản dị trên sân khấu. Các đơn vị biểu diễn phải cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá tác phẩm...
KHÁNH THƯ
Dịp nghỉ hè năm 2023 của học sinh là thời gian cao điểm của các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ thiếu nhi tại TP Hồ Chí Minh. Các đơn vị đã ra mắt nhiều chương trình nghệ thuật, vở diễn... được đầu tư công phu, nhằm thu hút trẻ em đến với sân khấu, đáp ứng nhu cầu vui hè ý nghĩa và bổ ích. Sân khấu kịch Idecaf chuẩn bị kỹ lưỡng cho chương trình “Ngày xửa ngày xưa 34” với vở kịch thiếu nhi “Nàng công chúa và chiếc áo tầm gai” (tác giả Quang Thảo, đạo diễn Đình Toàn). Điều ấn tượng là sau khi ra mắt vào cuối tháng 5-2023, vở diễn đã tạo sức hút mạnh mẽ và xảy ra tình trạng “cháy vé”. Nhiều phụ huynh đặt vé cho con em mình xem vở diễn khiến sân khấu kín chỗ đến cuối tháng 7-2023.