Chiều 28-12, tại Hà Nội, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức trao giải cuộc thi “Sáng tác kịch bản phim tài liệu (60 phút) và kịch bản phim hoạt hình (90 phút) năm 2021”.
Sau lễ phát động cuộc thi, từ ngày 14-5 đến 10-9, Ban tổ chức đã nhận được được tổng số 24 kịch bản phim tài liệu và 52 kịch bản phim hoạt hình hợp lệ theo thể lệ của cuộc thi.
Theo đánh giá của Ban tổ chức, đề tài của kịch bản tham dự tương đối đa dạng, về thành tựu khoa học trong thời đại cách mạng công nghệ, nông nghiệp nông thôn, an ninh quốc phòng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn phát huy giá trị văn hoá, tín ngưỡng. Ngoài ra còn có kịch bản viết về chân dung người đã có cống hiến cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc, cách mạng, nhân vật lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ công an nhân dân…
 |
Ban tổ chức trao giải cho các tác giả. Ảnh: Minh Khánh |
Theo đánh giá của Ban tổ chức, kịch bản phim hoạt hình khá đa dạng về thể loại, tạo nên sự hấp dẫn riêng của cuộc thi: Đề tài và nhân vật lịch sử; lồng ghép yếu tố huyền sử với lịch sử, truyền thuyết; có kịch bản dựa trên các truyện cổ tích Việt Nam, đề tài khoa học viễn tưởng, thế giới thiên nhiên, bảo vệ môi trường, có nhiều kịch bản kết hợp giả tưởng, nhiều kịch bản viết về thế giới động vật, những câu chuyện được nhân cách hóa sinh động và cả những câu chuyện về gia đình rất cảm động.
Đã có 52 kịch bản của 52 tác giả thuộc 15 tỉnh, thành phố cả nước, ở cả ba miền Bắc -Trung - Nam đã gửi kịch bản tham dự. Tác giả trẻ nhất có kịch bản dự thi là 18 tuổi và tác giả nhiều tuổi nhất hơn 80 tuổi.
Các kịch bản đoạt giải gồm:
Phim tài liệu
1 giải Nhì: Kịch bản “Lửa giận”, nhóm tác giả Trần Thanh Hưng, Hồ Nhật Thảo.
1 giải Ba: Kịch bản “Đồng bằng sông Cửu Long và nông nghiệp thuận thiên”, tác giả Nguyễn Thu Tuyết.
Phim hoạt hình
Giải Nhất: Kịch bản “Dưới bóng cây”, nhóm tác giả Đoàn Trần Tuấn Anh, Phan Gia Nhật Linh, Đồng Thị Tân Khánh.
2 giải Nhì:
Kịch bản “Sống sót”, tác giả Đặng Thị Linh (bút danh Đặng Nhật Anh).
Kịch bản “Tò he nổi loạn”, tác giả Đàm Thùy Dương.
2 Giải Ba:
Kịch bản “Gió thần”, tác giả Nguyễn Anh Quốc.
Kịch bản “Chuyến du hành tương lai”, tác giả Nhiếp Thị Hải Anh.
1 Giải Khuyến khích dành cho kịch bản về đề tài lịch sử: Kịch bản “Gươm báu Thuận Thiên”, tác giả Lê Ngọc Minh.
|
KHÁNH HUYỀN
Với chủ đề “Hương rừng, sắc núi”, chương trình “Chào năm mới 2022” giới thiệu tinh hoa nghề thủ công truyền thống, mâm cơm sum họp ngày cuối năm... do Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức từ ngày 1 đến 3-1-2022, tại không gian của Làng.
Câu chuyện có thật về con gái chúa Nguyễn-công nữ Ngọc Hoa làm dâu xứ hoa anh đào sẽ được tái hiện sinh động qua vở opera “Công nữ Anio”. Vở diễn được dàn dựng bởi các nghệ sĩ hàng đầu hai nước Việt Nam và Nhật Bản.