Trại sáng tác bắt đầu từ tháng 10-2023 với sự tham gia của các đạo diễn, nhà văn, nhà báo, nhà biên kịch tiêu biểu từ nhiều đơn vị như: Báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Hãng phim Giải phóng, Hãng phim Trẻ, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh. Các tác giả tham gia nhiều tọa đàm với các chuyên đề về: Phong trào đấu tranh chính trị công khai, đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang, đấu tranh vũ trang trong nội thành, đấu tranh trong tù và liệt sĩ Thành đoàn, hoạt động vùng căn cứ, bàn đạp giao liên...

leftcenterrightdel

Ban tổ chức trao thưởng các tác giả có tác phẩm tham gia tiêu biểu. 

Bên cạnh đó, ban tổ chức còn triển khai hoạt động tìm hiểu khảo sát, tìm hiểu thực tế các địa chỉ đỏ như: Khu di tích lịch sử Tam Giác Sắt (Bình Dương), Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), Di tích lịch sử khu căn cứ Núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu). Kết quả trại sáng tác đã nhận được 16 tác phẩm gồm 5 kịch bản phim truyện và 11 kịch bản phim tài liệu.

Qua hơn 10 tháng tổ chức sáng tác và nghiệm thu dự thi, Hội đồng thẩm định đánh giá trại sáng tác đã đạt chất lượng tốt về kịch bản và nội dung nghệ thuật, đa dạng thể loại, phản ánh phong phú sắc thái, tình tiết, chi tiết sống động, chân thật. Hội đồng thẩm định đã chọn 11 tác phẩm xuất sắc để trao giải và dựng thành phim.

Trong đó, 1 giải A thể loại phim tài liệu thuộc về tác phẩm ”Hát cho đồng bào tôi nghe” (16 tập) của tác giả Nguyễn Mộng Long, 2 giải A thể loại phim truyện thuộc về tác phẩm ”Chuồng cọp” của tác giả Đặng Thanh Bình và tác phẩm ”Vẫn là đóa hướng dương” của tác giả Ngô Ngọc Ngũ Long.

Tin, ảnh: THƯ LÊ

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.