Tại chương trình, Ban tổ chức đã thông báo tài trợ áo dài cho các em học sinh lớp 12 và giáo viên nữ của các trường vùng khó khăn năm học 2024 – 2025.

leftcenterrightdel
Tọa đàm “Nếp áo thanh xuân”. Ảnh: Trần Huấn

Thông qua buổi tọa đàm để lan tỏa tình yêu dành cho các giá trị di sản văn hóa của dân tộc đến thế hệ trẻ. “Nếp áo thanh xuân” là nếp văn hóa của quê hương - nơi các bạn trẻ sinh ra, lớn lên, học tập và trưởng thành; “Nếp áo thanh xuân” sẽ theo các em vào giảng đường đại học hay bắt đầu hành trình lập nghiệp và cùng với thời gian sẽ trở thành di sản ký ức tươi đẹp của một thời tuổi trẻ.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã giới thiệu về nét đặc sắc, nổi bật của áo dài Việt Nam và làm thế nào để áo dài lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng ở trong và ngoài nước.

leftcenterrightdel

Đại diện các trường và học sinh nhận áo dài của Ban tổ chức. Ảnh: Trần Huấn

leftcenterrightdel

Phó chủ nhiệm thường trực Câu lạc bộ Phụ nữ với Di sản văn hóa Nguyễn Thị Thanh Tâm chia sẻ về chương trình trao tặng áo dài các em học sinh. Ảnh: Trần Huấn

GS, TS Từ Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng, những năm gần đây, áo dài Việt Nam được nhiều thế hệ phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ sử dụng không chỉ vào những dịp lễ, Tết mà cả trong cuộc sống hằng ngày. Chương trình “Nếp áo thanh xuân” mong muốn được góp phần gìn giữ, quảng bá, tôn vinh áo dài-trang phục truyền thống của dân tộc trong hành trình phát triển và hội nhập.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên, Chủ tịch danh dự Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam chia sẻ, thông qua tọa đàm để áo dài đi vào cuộc sống và được tiếp nhận, trường tồn cùng thời gian, trở thành một nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Ban tổ chức trao tặng áo dài các em học sinh lớp 12 là bởi các em đang học năm cuối cấp nên chiếc áo dài sẽ là trang phục được sử dụng nhiều vào các chương trình ngoại khóa.

KHÁNH HUYỀN

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.