Dạo bước trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, nơi có ngôi nhà 67, có nhà sàn, ao cá… năm xưa, hình bóng Bác như vẫn còn đó, trong từng nhành cây, ngọn cỏ, từng kỷ vật thiêng liêng. Nơi đây sẽ mãi là địa điểm mà những người dân Việt và cả những vị khách quốc tế thường lui tới để nhớ về Người lãnh tụ kính yêu.

Đường xoài bóng nắng lung linh gọi về ký ức nơi in dấu chân Bác trên từng viên sỏi, từng bậc thềm. Nhà sàn, ao cá vẫn đứng đó và dòng người tham quan vẫn ngày ngày không ngớt.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Những con đường trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch rợp bóng mát. 

Thăm Di tích Nhà 67, gặp lại những kỷ vật của Bác, nghe những câu chuyện về Bác, trong lòng lại rưng rưng về vị Cha già kính yêu của dân tộc, ai ai cũng cảm nhận được tấm lòng nhân ái thênh thang của Bác.

Những kỷ vật toát lên vẻ dung dị như vẫn còn đó lối sống giản dị của Bác, vẫn còn đó những câu chuyện về sự yêu thương vô bờ của Bác đối với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ, thanh niên…

Nhìn cảnh vật, niềm thương nhớ bóng Người đã khuất xa chợt dâng lên trên khóe mắt. Dòng người thăm viếng tìm về Bác trong dòng ký ức qua những câu chuyện. Nghe những câu chuyện về Bác mới thấy, dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác vẫn luôn quan tâm tới cả những điều nhỏ nhất, tinh tế nhất.

Ví như khi đón các đoàn khách quốc tế là phụ nữ, trên bàn bao giờ cũng được bày những bát hoa nhỏ; ở khu đón tiếp khách là các cháu thiếu nhi luôn được bố trí những chiếc ghế dài để tiện cho các cháu vui chơi, chạy nhảy…, điều đó thể hiện sự quan tâm, sự coi trọng vai trò phụ nữ và thương yêu thiếu niên, nhi đồng của Bác.

leftcenterrightdel
  Những câu chuyện về Bác luôn để lại niềm xúc động trong lòng người nghe. Ảnh: PHẠM HƯNG
leftcenterrightdel
 Những dòng cảm xúc đong đầy niềm thương nhớ Bác.

Những ngày Bác ốm và nằm ở Nhà 67, câu chuyện về một làn điệu dân ca mà Bác muốn nghe khi đang ốm nặng khiến cho người nghe cảm động vô cùng. Khi ấy, Bác muốn nghe một điệu dân ca, lúc này không thể mời một ca sĩ nào về hát cho Bác nghe được. Lúc bấy giờ, một nữ y tá là người chăm sóc sức khỏe cho Bác đã hát cho Bác nghe bài dân ca quan họ Bắc Ninh “Người ơi Người ở đừng về”. Và sau này, từ câu chuyện xúc động ấy, nhạc sĩ Trần Hoàn đã viết bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” kể lại giây phút cuối đời của Bác.

Trong thời gian Bác mệt nặng, mặc dù thường trải qua các cơn đau, nhưng mỗi lần tỉnh dậy Bác vẫn luôn quan tâm tới tình hình miền Nam ra sao, tình hình nước sông Hồng còn dâng cao không... Đây là một minh chứng sống động về những tình cảm mà Bác đã dành cho nhân dân, cho đất nước.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel

Du khách tham quan Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Những ngày tháng Năm, bóng nắng như dịu lại bên Lăng Bác, ngày ngày dòng người vẫn nối dài vào Lăng viếng Bác, vào thăm lại Nhà 67, thăm lại nhà sàn, ao cá của Bác để nhớ về một con người đã cả một đời chẳng phút nghỉ ngơi, cả đời vì nước, vì dân. Bác ra đi khi còn chưa tròn tâm nguyện đất nước thống nhất, hai miền Nam Bắc sum vầy và được vào thăm đồng bào miền Nam. Hôm nay, trong dòng người vào viếng Bác, có những người con miền Nam với bùi ngùi trào dâng khi cảnh vật còn đây mà Bác đã đi xa.

leftcenterrightdel
Bình yên bên ao cá Bác Hồ. Ảnh: PHẠM HƯNG
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Du khách tham quan ao cá Bác Hồ. 

Cả một đời thanh tao, giản dị, không màng danh lợi, không một chút riêng tư, Bác đã đi trọn cuộc đời mình với một trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương đất nước, con người.

Đi trong thương nhớ tháng Năm, biết bao người lại muốn tìm về với những hình ảnh thân thương của Bác, về tình yêu thương ấm áp của Người. Càng cận kề ngày sinh nhật Bác, những ca khúc, những hình ảnh về Bác lại trở về trong sâu lắng, bồi hồi, xúc động. Bao năm Bác đi xa, nhưng hình ảnh của Người vẫn còn đó, vẹn nguyên trong mỗi trái tim người Việt Nam.

Bài, ảnh: TƯỜNG VY

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.