Từ bao đời nay, người Dao Tiền ở xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng dùng sáp ong khoái chế tác thành nguyên liệu để vẽ hoa văn trên vải thổ cẩm, trước khi nhuộm chàm để may trang phục, chăn gối, rèm cửa, khăn đội đầu...
Hằng năm vào cuối thu, đầu đông, trước khi di cư đến nơi có khí hậu ấm hơn, ong khoái để lại sáp trên các vách núi, ngọn cây và người Dao Tiền tiến hành thu hoạch về để làm nguyên liệu vẽ hoa văn trên vải. Trải qua công đoạn thu hoạch, chế biến công phu, tỉ mỉ, người Dao Tiền đã sử dụng sáp ong tạo nên những nét vẽ tinh tế, độc đáo trên vải thổ cẩm.
 |
Người dân thu hoạch sáp ong. |
 |
Sáp ong được cho vào nồi, nấu đến tan chảy. |
 |
Ép sáp ong để loại bỏ tạp chất. |
 |
Dùng sáp ong vẽ trên vải thổ cẩm. |
Chùm ảnh của HOÀNG KHUYẾN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
"Con gái không cần học cao, biết viết chữ với tên là được rồi", đó là quan niệm của cộng đồng nơi Chảo Thị Yến (hay còn gọi là Chảo Yến) sinh sống. Với khát khao làm chủ cuộc sống, Chảo Yến (sinh năm 1990) tại bản Ngám Xá, xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát (Lào Cai) đã quyết tâm học hành và giành được học bổng du học châu Âu. Đến nay, cô gái đã thành công "thoát nghèo" nhờ con đường học tập.
Sinh ra và lớn lên từ bản làng người Dao tại thôn Kim Ngan, xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, nơi còn rất nhiều gian khó, hai cô gái trẻ Chảo San Mẩy và Tẩn Tả Mẩy đã mang trong mình nhiều ước mơ, hoài bão về sự đổi thay cho quê hương với kho tàng tri thức dân gian người Dao đỏ và cho những người phụ nữ người dân tộc Dao cần cù, chịu khó.
Nằm ở phía Tây của tỉnh Lạng Sơn, đồng bào dân tộc Dao ở huyện Bắc Sơn hiện vẫn gìn giữ, bảo tồn và phát huy được những nét văn hóa đặc trưng về trang phục, tín ngưỡng, phong tục tập quán...