Tại phiên chợ trung tâm huyện Mèo Vạc ngày giáp Tết, bất chấp cái rét buốt lạnh vùng cao, từ rạng sáng, đồng bào xuống chợ từ sớm, làm náo nhiệt cả một vùng. Phiên chợ cuối cùng của năm trước dịp Tết đến Xuân về trở nên nhộn nhịp hơn, mọi ngóc ngách gần chợ đều được người dân tận dụng làm chỗ mua bán, nghỉ chân, hay đơn giản chỉ là để đứng nhìn dòng người đi chợ Tết. Các gian hàng đông người mua hơn cả là hàng bán quần áo trang phục dân tộc, bó nhang, tiền vàng, hàng rau, hàng thịt…

Mèo Vạc là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang, là nơi sinh sống của 17 dân tộc, trong đó, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông. Những năm gần đây, đời sống của bà con nơi đây đã được cải thiện đáng kể và điều này được thể hiện rõ qua những buổi chợ phiên, đặc biệt là những phiên chợ giáp Tết.

Chợ phiên Mèo Vạc được họp vào Chủ nhật hàng tuần. Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, mà còn là dịp để người dân gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ niềm vui, hy vọng vào một năm mới an lành và hạnh phúc. Tiếng cười nói, tiếng mời chào của các tiểu thương hòa quyện với tiếng nhạc dân tộc tạo nên một không khí náo nhiệt, vui tươi và niềm vui trong những ngày đầu Xuân.

 Một góc chợ phiên Mèo Vạc giáp Tết tấp nập người mua bán.

Bà con tranh thủ mang theo ít lá dong nhà trồng được ra chợ bán. 
 
 Bà con lựa chọn lá dong để gói bánh chưng Tết.
 
Các mặt hàng được người dân mua nhiều như rau xanh, gà. 
 Đồng bào dân tộc Mông nhộn nhịp mua sắm trang phục dân tộc để đi chơi Tết.
 Trẻ con tranh thủ lựa chọn những con quay để vui chơi ngày Tết.
 Các cô gái dân tộc thì tranh thủ đi làm bộ tóc mới để chơi Tết.
 
 Đồng bào Mông, Dao lựa chọn tiền vàng, nén nhang để thắp lên ban thờ ông bà tổ tiên ngày Tết.
Chàng thanh niên lựa chọn mua chiếc loa mới cho gia đình. 
Những năm gần đây các mặt hàng trang trí Tết cũng được bà con mua sắm nhiều. 
Người dân trở về nhà sau khi mua sắm được những đồ dùng cần thiết cho ngày Tết. 

KIM THU (thực hiện)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.