Nếu vẽ bức tranh lịch sử về Hà Nội bằng thơ ca, âm nhạc hay hội họa thì có lẽ Cột cờ, Nhà hát Lớn Hà Nội, cầu Long Biên hay cầu Nhật Tân là những hình ảnh không thể thiếu.
Các công trình đã trở thành biểu tượng đầy kiêu hãnh của Thăng Long-Hà Nội. Đây không chỉ là những công trình có giá trị lớn về mặt kiến trúc mà còn chứa đựng những câu chuyện xúc động gợi nhớ về một thời kỳ đầy thăng trầm, biến động và hào hùng của lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như những đổi thay, phát triển không ngừng của Thành phố vì hòa bình.
 |
Nhà hát Lớn Hà Nội nằm trên Quảng trường Cách mạng Tháng Tám. Nằm giữa không gian náo nhiệt của trung tâm TP Hà Nội nhưng công trình luôn là biểu tượng của sự tinh tế, sâu lắng trong nét kiến trúc cổ điển. |
 |
Cầu Nhật Tân được xem là biểu tượng mới của Thủ đô với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô, cũng là tượng trưng cho 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân. |
 |
Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Cột cờ. |
Chùm ảnh của HÀ HUY
Khi những bông hoa cúc quỳ nở rộ trên nương, nhuộm vàng hai bên bờ suối Mo Pí, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên) cũng là lúc đồng bào dân tộc Hà Nhì náo nức tổ chức Tết cổ truyền dân tộc đón chào năm mới.
Làm gì để thư viện công cộng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là thư viện cấp tỉnh) trở thành một trung tâm văn hóa đọc, cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công, chứ không chỉ là nơi lưu trữ sách, tài liệu?
Ngày 26-10, Ban tổ chức Cuộc thi tác phẩm ảnh “Quân đội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và khắc phục sự cố môi trường" đã lựa chọn được các tác phẩm xuất sắc để trao giải.