QĐND Online – Đó là đánh giá của dịch giả Trần Đình Hiến tại buổi nói chuyện với các hội viên hội Nhà văn Hà Nội về đề tài “Nhà văn Mạc Ngôn, Nobel văn học 2012, văn hóa văn nghệ Trung Quốc”, diễn ra vào ngày 10-1, tại Hà Nội...
 |
Dịch giả Trần Đình Hiến nói về đề tài “Nhà văn Mạc Ngôn, Nobel văn học 2012, văn hóa văn nghệ Trung Quốc” |
QĐND Online – Đó là đánh giá của dịch giả Trần Đình Hiến tại buổi nói chuyện với các hội viên hội Nhà văn Hà Nội về đề tài “Nhà văn Mạc Ngôn, Nobel văn học 2012, văn hóa văn nghệ Trung Quốc”, diễn ra vào ngày 10-1, tại Hà Nội.
Theo nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, bắt đầu từ năm 2013, Hội Nhà văn Hà Nội sẽ mở các cuộc sinh hoạt chuyên đề vào ngày 10 hàng tháng. Nội dung các cuộc sinh hoạt là nghe các diễn giả nổi tiếng nói chuyện về văn hóa, kinh tế, văn học, nghệ thuật, khoa học, giáo dục. Các hội viên cũng có thể đề đạt ý kiến về những đề tài muốn được Hội tổ chức giới thiệu.
Tại buổi nói chuyện về nhà văn Mạc Ngôn, dịch giả Trần Đình Hiến- người dịch nhiều tác phẩm của nhà văn này sang tiếng Việt đã cung cấp cho các nhà văn Thủ đô những thông tin về thân thế và sự nghiệp của nhà văn nổi tiếng trên thi đàn văn học Trung Quốc và thế giới.
Văn học của nhà văn Mạc Ngôn mang đậm bản sắc văn hóa Trung Quốc. Theo dịch giả Trần Đình Hiến, tác phẩm “Báu vật của đời” là thể hiện lịch sử dưới con mắt nhân dân bởi theo quan niệm của nhà văn này thì lịch sử là toàn dân tham gia.
Nhà văn Mạc Ngôn nổi tiếng với nhiều tác phẩm: Báu vật của đời, Cao lương đỏ, Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ...Một số tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành những bộ phim truyện hấp dẫn nhiều khán giả thế giới.
Trong mỗi tác phẩm của nhà văn Mạc Ngôn đều có hình ảnh của quê hương – nơi ông sinh ra và lớn lên bởi theo quan điểm của ông, một nhà văn khi đã thành danh phải biết chắt lọc những tinh hoa văn hóa của dân tộc, quê hương vào tác phẩm của mình.
Tin, ảnh: GIA KHÁNH