Chương trình nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam-Huyền sử diễn ca: Thăng Long-Tứ trấn” là sự kết hợp giữa công nghệ trình chiếu ánh sáng kết hợp với nghệ thuật đại chúng trên một sân khấu đại cảnh, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội ngày 29-12.
Hơn 100 diễn viên chuyên nghiệp từ 6 nhà hát trực thuộc Bộ tạo nên một bức tranh nghệ thuật đa sắc. Chương trình tái hiện và tôn vinh những dấu ấn gắn liền với lịch sử nghìn năm văn hiến như di sản Hoàng thành Thăng Long đến Thăng Long-Tứ trấn; đồng thời, phản ánh sâu sắc đời sống văn hóa của người Việt qua nhiều thế hệ.
 |
Hình ảnh trong chương trình nghệ thuật thực cảnh. |
Chương trình được biểu diễn thường xuyên vào các ngày cuối tuần hằng tháng, đặt kỳ vọng góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa truyền thống để thu hút khách du lịch.
Tin, ảnh: NAM NGUYỄN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Từ đoàn múa rối với 7 người, đứng đầu là nghệ sĩ Lê Văn Ngọ, mượn tạm một góc của đền Ngọc Sơn để biểu diễn với mong muốn giới thiệu giá trị độc đáo của nghệ thuật múa rối nước truyền thống.
Theo các nhà khoa học lịch sử, khảo cổ, việc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tiếp nhận và quản lý sử dụng (diện tích, nhà, đất) do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Tổng cục Chính trị (TCCT) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam bàn giao theo quy định của Nhà nước sẽ giúp nhất thể hóa di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long; thực hiện đúng những cam kết của Chính phủ Việt Nam với Ủy ban Di sản thế giới UNESCO khi Hoàng thành Thăng Long được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010.