Ông Nguyễn Văn Trường ở làng Sơn Kiệu, xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) có sở thích sưu tầm đồ gốm sứ cổ. Hiện nay ông Trường sở hữu khá nhiều hiện vật, đặc biệt, ông có một "ngôi nhà gốm sứ" với nhiều nét độc đáo.
Ông Nguyễn Văn Trường năm nay 60 tuổi. Hơn 35 năm qua, ông đã bỏ nhiều công sức đến nhiều địa phương trong cả nước để tìm kiếm và mua lại các loại đồ gốm sứ cổ, như: Bát đĩa, chum vại, kể cả các mảnh gốm vỡ… từ thời các triều đại phong kiến Việt Nam cũng như của nước ngoài.
Ngoài lưu giữ hiện vật, năm 2003, ông Trường quyết định xây dựng một ngôi nhà khá đặc biệt với tường và các chi tiết trong nhà được trang trí bằng gốm sứ. Nói về lý do xây dựng "ngôi nhà gốm sứ", ông Nguyễn Văn Trường chia sẻ: “Do bản thân tôi rất thích gốm sứ và muốn lưu lại để góp phần giúp thế hệ sau hiểu biết thêm về nét đẹp của gốm sứ cổ…”.
 |
Ông Nguyễn Văn Trường (bên phải) giới thiệu với khách về đồ gốm sứ cổ. |
 |
Cổng và tường của “ngôi nhà gốm sứ” đầy ấn tượng. |
 |
Không gian sân, vườn hài hòa, đẹp mắt. |
 |
Các cháu nhỏ thích thú tìm hiểu về đồ gốm sứ. |
 |
Hiện nay, ông Trường vẫn tiếp tục chỉnh sửa, trang trí thêm cho ngôi nhà. |
 |
Phút thư thái của ông Trường bên ngôi nhà yêu thích. |
VĂN HƯNG (thực hiện)
10 năm trước, chị Nguyễn Thị Thu Hằng (sinh năm 1971), người con của làng gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm) đã tiên phong đưa thư pháp lên gốm sứ. Hiện nay, sản phẩm gốm sứ thư pháp của chị ngày càng được khách hàng ưa chuộng.
Chiều 8-9, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu Kinh thành tổ chức trưng bày “Báu vật Hoàng cung Thăng Long” nhằm giới thiệu tới công chúng những hiện vật tiêu biểu, đặc sắc nhất khai quật tại Hoàng thành Thăng Long từ 2002 đến nay.