Các đồng chí đồng chủ trì hội thảo: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; GS, TS Lê Văn Lợi, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS, TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Tống Văn Thanh, Vụ trưởng Vụ Báo chí – Xuất bản; Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí.

leftcenterrightdel
Đồng chí Lê Quốc Minh phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Lê Quốc Minh nhấn mạnh: Hội thảo có ý nghĩa rất thiết thực, diễn ra trong bối cảnh những người làm báo trên cả nước đang hướng tới chào mừng kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1924 / 21-6-2024), đồng thời góp phần triển khai hiệu quả Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ.

Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 62 bài tham luận của các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học đến từ các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo, cơ quan báo chí - truyền thông trên cả nước, với các chủ đề và góc nhìn phong phú, đa dạng.

leftcenterrightdel
 Quang cảnh hội thảo.

Các đại biểu đã thẳng thắn nhìn nhận về thực trạng đào tạo báo chí số hiện nay. Về cơ bản, các trường đào tạo báo chí - truyền thông đều có sự đổi mới về tư duy đào tạo, chú trọng thiết kế nội dung và chương trình theo hướng bám sát yêu cầu về công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước, nhu cầu của thực tiễn xã hội và đặc biệt chú trọng đến việc lồng ghép các kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số cần có của người làm báo chí - truyền thông hiện đại. Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngày càng được sắp xếp khoa học, hợp lý bài bản, có sự tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đáp cùng được sắp xe của chuyên ngành đào tạo.

Tuy nhiên, công tác đào tạo báo chí - truyền thông hiện nay cũng đối diện nhiều thách thức, khó khăn. Thực tiễn trên cho thấy, việc tiếp tục đổi mới công tác đào tạo báo chí - truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết.

Các đại biểu đã chỉ ra nhiều giải pháp đáng chú ý như: Các cơ sở đào tạo báo chí cần chuẩn hóa cơ sở vật chất, giáo trình học cụ…; gắn việc đào tạo ở nhà trường với thực hành ở các cơ quan báo chí từ sớm; đào tạo xu hướng tích hợp để một nhà báo thành thạo nhiều kỹ năng; mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho đội ngũ kỹ thuật, kinh doanh báo chí.

leftcenterrightdel
 PGS, TS Hà Huy Phượng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trình bày tham luận.

Hội thảo đã cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng cả về lý luận và thực tiễn về vấn đề đào tạo báo chí - truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, góp phần thực hiện có hiệu quả Chiến lược Chuyển đổi số quốc gia nói chung và Chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí nói riêng, xây dựng nền báo chí truyền thông “chuyên nghiệp - nhân văn - hiện đại”.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền và các đơn vị sẽ phối hợp chắt lọc tham luận, góp ý để xây dựng báo cáo kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, để tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác đào tạo người làm báo Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới của chiến lược chuyển đổi số.

Tin, ảnh: HOÀNG HOÀNG

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.