NSNA Khánh Phan (Phan Thị Khánh) sinh năm 1985. Chị đã có 15 năm làm nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trước khi đến với nhiếp ảnh. Song đôi khi nghề chọn người như số mệnh. Sau những biến cố cá nhân, Khánh Phan tìm thấy niềm vui từ những bức ảnh giản đơn chụp cỏ cây hoa lá. Rồi dần dà từ những bức ảnh ban đầu ấy, Khánh Phan dần lấy lại cân bằng và đã tự tin hơn để chính thức đặt chân vào con đường sáng tác chuyên nghiệp.
    |
 |
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Khánh Phan. Ảnh do nhân vật cung cấp |
Nhiếp ảnh là một nghề không hề dễ dàng. Không những phải làm việc cật lực mà chị và gia đình phải hy sinh rất nhiều cho công việc này. Để săn bức ảnh như ý, nữ nhiếp ảnh gia này thường phải xa gia đình dài ngày, leo núi để chụp ảnh, đối mặt với sóng dữ để chụp biển hay đứng trên đồi cát bỏng rát. Chị đã “nằm gai nếm mật” trong công việc này và nghĩ rằng những điều tuyệt vời đều không dễ dàng có được. Chính nhờ sự chuyên nghiệp và dấn thân đó, chị đã giành được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước như: Giải thưởng nhiếp ảnh thế giới Sony, Giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế Tokyo, Festival nhiếp ảnh trẻ Việt Nam... Ảnh của Khánh Phan đăng tải trên hơn 100 tạp chí, nhất là những tạp chí uy tín, yêu cầu rất cao như Tạp chí Hội Địa lý quốc gia (Mỹ).
Nhớ lại kỷ niệm tác nghiệp, Khánh Phan không thể quên hoàn cảnh chụp bức ảnh “Ngày bão” ở đầm Lập An (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế). Chị đứng chụp ảnh giữa cơn mưa gió cuồn cuộn và sét đánh liên tục xuống đầm. Đầm Lập An chuyển trạng thái ánh sáng liên tục và chị đã chụp được bức ảnh tuyệt vời. Khi đã đặt chân vào con đường sáng tác nhiếp ảnh chuyên nghiệp, không có một ngoại lệ nào ở đây. Là tay máy nam hay nữ không quan trọng, điều quan trọng là người nghệ sĩ sẽ mang tới cho người xem các bức ảnh như thế nào.
Thế mạnh của Khánh Phan trong nhiếp ảnh là các bức ảnh về văn hóa và du lịch Việt Nam. Chị đã có 6 năm theo đuổi đề tài này. Nữ nhiếp ảnh gia yêu phong cảnh và đất nước mình. Điều đó ai xem ảnh của chị đều nhận thấy. Khánh Phan tin rằng, chỉ có tình yêu mới truyền từ trái tim này sang trái tim khác. Và khi tay máy nữ này yêu, chị mới đủ sức mạnh để tạo nên các bức ảnh nhiều cảm xúc và rung động khiến người xem cũng xốn xang như chị. Với những bức ảnh đoạt giải và được các hãng thông tấn nước ngoài mua, Khánh Phan đã đưa vẻ đẹp tiềm ẩn của Việt Nam quảng bá ra thế giới. Theo Khánh Phan, đây cũng là một cách giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam một cách đầy cảm hứng và sinh động. Từ đó, bạn bè năm châu sẽ tới khám phá về dải đất hình chữ S bằng tất cả giác quan của họ.
Nữ nhiếp ảnh gia Khánh Phan chia sẻ: “Có rất nhiều lý do đôi khi khiến tôi muốn từ bỏ nhiếp ảnh, nhưng tôi mang mối duyên quá lớn với công việc này. Cứ mỗi lần nản chí thì nhiếp ảnh lại níu tôi lại bởi những điều tuyệt vời: Một giải thưởng lớn hoặc một dự án hay. Tôi nghĩ rằng khi đam mê điều gì đó một cách nghiêm túc thì ta không thể từ bỏ dễ dàng, hãy làm đến cùng”.
LAN PHƯƠNG
Tối 21-4, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức họp báo sự kiện Biennale (hai năm một lần) nhiếp ảnh quốc tế “Photo Hanoi’23” và khai mạc triển lãm “Hà Nội - Một thành phố trong nhiếp ảnh”.
Biên cương, biển, đảo luôn là đề tài được giới nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) “săn đón”. Tuy nhiên, để có những tác phẩm ấn tượng, neo vào lòng công chúng đòi hỏi tài năng, tâm huyết ở từng cá nhân sáng tạo cùng sự quan tâm của các cơ quan chức năng. Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với NSNA Huỳnh Văn Truyền, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Đà Nẵng.