Trang phục truyền thống là cốt cách, linh hồn của từng dân tộc, là nét đặc trưng riêng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử, là thông điệp của quá khứ để lại cho hiện tại và mai sau.
Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I năm 2023 diễn ra tại Lai Châu, hoạt động trình diễn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đã thu hút được sự quan tâm của du khách, là nguồn động viên sâu sắc để cộng đồng dân tộc thêm trân trọng, gìn giữ, phát huy và lan tỏa cốt cách, linh hồn của mình.
 |
Nam giới Sila thường mặc quần ống chân què, áo cánh xẻ ngực, cài cúc, cổ đứng, có 2 hoặc 3 túi, màu chàm xanh. Trang phục nữ giới Sila có váy, áo, dây lưng. Trong ảnh là bộ trang phục cưới của người Sila.
|
 |
Đàn ông Rơ Măm mặc khố (màu trắng), phía sau buông đến ống chân. Phụ nữ quấn váy. Váy và khố đều có màu trắng của vải mộc, không nhuộm.
|
 |
Màu đỏ trong trang phục phụ nữ Pà Thẻn được ví như màu của con chim lửa, màu của ánh sáng. Kết hợp với màu đỏ là những tấm vải trắng và đen, xen kẽ những đường hoa văn với các màu xanh, vàng... Trang phục của phụ nữ Pà Thẻn bao gồm: Khăn, áo, thắt lưng, váy, yếm.
|
 |
Nam giới người Ngái mặc quần lá tọa, áo có 2-3 túi. Phụ nữ mặc áo 5 thân, cài khuy vải bên nách phải, thích tết tóc cuốn quanh đầu.
|
 |
Bộ trang phục phụ nữ Mảng có dây cuốn tóc, áo, váy, yếm, xà cạp.
|
 |
Trang phục của người Lự rất đặc sắc và cầu kỳ. Bộ nữ phục gồm áo, váy, mũ, khăn, thắt lưng và các đồ trang sức đính vào trang phục theo ý của mỗi người.
|
 |
Trang phục của nam giới Bố Y đơn giản với áo cổ viền, tứ thân, cúc cài, quần ống rộng, còn trang phục của phụ nữ lại cầu kỳ và đẹp. Trong ảnh là trang phục cưới của người Bố Y.
|
 |
Trang phục của phụ nữ dân tộc Cống gồm: Áo, váy, khăn, thắt lưng. Áo nữ thường may bó sát người, ống tay dài, hai bên tà áo được nẹp các dải vải dệt màu đỏ, đen, xanh, trắng...
|
PHƯƠNG TRƯỞNG (thực hiện)
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Sáng 30-1, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) tổ chức gặp mặt, thăm hỏi tặng quà bí thư chi bộ, trưởng thôn và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, trong đó, dân tộc Khmer chiếm đa số với 31,53%. Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, những năm qua, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh đã lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS với nhiều cách làm cụ thể, có sức lan tỏa sâu rộng.
Ngày 20-1, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh phối hợp các đơn vị đồng hành tổ chức chương trình “Tết hạnh phúc” 2024 họp mặt và trao quà cho đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.