Tại triển lãm, công chúng có dịp chiêm ngưỡng 38 tác phẩm đến từ 34 tác giả là các họa sĩ trẻ trong nước. Bằng nguồn cảm hứng từ những yếu tố tinh hoa của dòng tranh khắc gỗ Nhật Bản Ukiyo-e, kết hợp với các giá trị tinh hoa của chất liệu mỹ thuật truyền thống Việt Nam như lụa, sơn mài, giấy dó, giấy giang..., các họa sĩ trẻ đã tái hiện những nét truyền thống đặc sắc trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Việt dưới góc nhìn mới và sáng tạo. 

leftcenterrightdel
Các đại biểu cắt băng khánh thành triển lãm. 

Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân: “Trong năm 2023, các hoạt động triển lãm do trung tâm tổ chức đã góp phần quảng bá những giá trị của Văn Miếu-Quốc Tử Giám và giá trị văn hóa đến với khách tham quan, đặc biệt là khách quốc tế. Đồng thời, tạo điều kiện cho các nhóm, cá nhân sáng tạo những tác phẩm, đóng góp cho nghệ thuật. Đây là một hướng đi đúng đắn và cần tiếp tục được mở rộng trong những năm tiếp theo”.

leftcenterrightdel
Công chúng tham quan triển lãm sau lễ khai mạc. 
leftcenterrightdel

Một số tác phẩm tại triển lãm “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e”. 

Điểm nhấn của triển lãm là những cuộc đối thoại với nghệ thuật truyền thống giữa văn hóa Việt Nam và Nhật Bản, giữa các dòng tranh dân gian Việt Nam và dòng tranh khắc gỗ Nhật Bản. Qua đó, triển lãm hướng tới quảng bá nét đẹp, sự độc đáo của các chất liệu mỹ thuật cổ truyền Việt Nam đến đông đảo người yêu mến nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là thế hệ trẻ và du khách quốc tế.

leftcenterrightdel
Họa sĩ nhí Trần Lê Quỳnh Anh bên tác phẩm của mình được trưng bày tại triển lãm. 

Họa sĩ nhí Trần Lê Quỳnh Anh, 10 tuổi, học sinh trường Genesis Schools chia sẻ: “Tác phẩm của em được làm từ lụa, thể hiện sự giao thoa giữa hai dòng tranh nổi tiếng của Việt Nam và Nhật Bản là tranh Hàng Trống và tranh Ukiyo-e”.

Tin, ảnh: LAN ANH

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.