Các đồng chí: Phan Xuân Thủy, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Nguyên, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, đồng chủ trì hội thảo.

leftcenterrightdel
 Quang cảnh hội thảo.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên nhấn mạnh, 20 năm qua, nhịp độ tăng trưởng của cả lĩnh vực in, xuất bản, phát hành tương đối ổn định, đạt khoảng 6-8%. Năm 2023, bình quân đầu sách xuất bản trên cả nước đạt khoảng 5,3 bản/người/năm. Lĩnh vực in cũng phát triển mạnh, về cơ bản đạt doanh thu cao. Lĩnh vực phát hành nở rộ với hơn 2.000 đơn vị, sách điện tử phát triển.

leftcenterrightdel

Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên phát biểu.

Bên cạnh những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập được nêu lên là tổng quy mô cả ba lĩnh vực (xuất bản, in, phát hành) còn hạn chế, chỉ đạt khoảng 102.000 tỷ đồng năm 2023. Lĩnh vực xuất bản doanh thu vượt 100 tỷ đồng/năm còn ít. Lĩnh vực in quy mô còn nhỏ lẻ, năng lực công nghệ còn hạn chế, thiết bị lạc hậu. Hệ thống phát hành phát triển không đều, nhiều yếu tố bất cập; việc đưa sách về các địa phương vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn...

Những ý kiến phát biểu tại hội thảo đã đi thẳng vào các kiến nghị giải pháp về các nhóm vấn đề, đó là: Mô hình nhà xuất bản, chính sách ưu đãi phù hợp với đặc thù, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo nhà xuất bản trong tình hình mới.

Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh: Các kiến nghị đề xuất tại hội thảo sẽ được tiếp thu toàn bộ, nghiên cứu để xây dựng những cơ chế, chính sách thúc đẩy ngành xuất bản phát triển.

leftcenterrightdel
 Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm phát biểu.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm lưu ý cần phải xây dựng những cơ chế, chính sách đặc thù đối với loại hình doanh nghiệp các nhà xuất bản với tư cách là những đơn vị hoạt động trên lĩnh vực chính trị, văn hóa, tư tưởng. Trong đó có cơ chế, chính sách về giá thuê nhà đất, trụ sở, về miễn, giảm các loại thuế, về đầu tư cơ sở hạ tầng, chi phí xuất bản, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ, ưu đãi lãi suất vay vốn ngân hàng, các dự án đặt hàng lâu dài, có chiều sâu…

Tin, ảnh: HOÀNG HOÀNG - ĐỨC HUY

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.