Nhận xét được đưa ra khi Phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở kiểm tra đột xuất công tác tổ chức, quản lý lễ hội của Thủ đô ngày 23-2 (tức 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Cùng ngày đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao TP Hà Nội đã kiểm tra Lễ hội truyền thống “Tế Khai sắc, rước khai xuân”, khai ấn Lý triều Đại Vương “Trấn Tây Thượng Đẳng” tại di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục (quận Ba Đình); chùa Hà (quận Cầu Giấy) và phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ).

Tại Cụm di tích đình-chùa Hà, ông Nguyễn Minh Cường, Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin quận Cầu Giấy cho biết, để thực hiện quản lý, tổ chức tốt các hoạt động tại Cụm di tích này vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, ban quản lý di tích đã tổ chức cho mượn trang phục, hướng dẫn khách đến sắp lễ, trông xe miễn phí. Đặc biệt, chùa Hà là di tích nghệ thuật, di tích cách mạng kháng chiến. Đình Hà là di tích lịch sử văn hóa. Du khách đến đây có thể tìm hiểu di tích lịch sử của cụm di tích đặc biệt này thông qua mã QR tại cổng đình-chùa.  

leftcenterrightdel

Đoàn công tác kiểm về tổ chức, quản lý lễ hội của Sở Văn hóa, Thể thao TP Hà Nội làm việc tại cụm di tích đình-chùa Hà.

Phủ Tây Hồ thờ Bà chúa Liễu Hạnh, một nhân vật trong truyền thuyết, và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt. Phủ luôn là một trong những chốn linh thiêng trong hệ thống đình, đền, chùa, phủ ở Hà Nội nên dịp Tết nơi đây luôn nhộn nhịp nhân dân và du khách thập phương. Ông Phạm Thế An, Bí thư Đảng ủy phường Quảng An (Tây Hồ) thông tin: Các phương án chuẩn bị đón khách sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn đã được chuẩn bị từ cuối năm trước. Không chỉ trong phủ mà các tuyến đường ngoài phủ cũng được vận động thực hiện văn minh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thanh toán không dùng tiền mặt, phân luồng giao thông... Công tác phòng cháy chữa cháy được đặc biệt lưu ý bằng việc thực tập các phương án phòng cháy chữa cháy từ trước Tết Nguyên đán, tăng thêm các bình, vòi chữa cháy. Cùng với không gian cảnh quan, thái độ của nhân viên các cửa hàng, khu bãi giữ xe, phục vụ trong phủ... nhiệt tình, nhẹ nhàng đã tạo nên tâm thái thoải mái cho du khách.

leftcenterrightdel
 Các ông đồ đều mặc đồng phục là nét mới tại Phủ Tây Hồ.

Làm việc tại các điểm di tích, ông Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Quản lý nếp sống văn hóa và Gia đình xã hội (Sở Văn hóa, Thể thao TP Hà Nội) đề nghị các địa phương, ban quản lý các di tích không chủ quan và tiếp tục thực hiện nghiêm công tác tổ chức, quản lý lễ hội và di tích khi đây đều là những địa điểm thu hút đông đảo du khách, nhân dân về chiêm bái, vãng cảnh vào dịp Tết cổ truyền.

Tin, ảnh: THU LÊ

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.