Cụ thể, 17 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh gồm: Di tích lịch sử - văn hóa đình Yên Duyên, phường Yên Sở (quận Hoàng Mai); Di tích lịch sử - văn hóa đình Gia Thượng và Di tích Lịch sử văn hóa đền Rừng (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên). Huyện Mỹ Đức có: Di tích lịch sử - văn hóa chùa Cống Sở (Linh Tâm tự) xã Hồng Sơn; Di tích lịch sử - văn hóa đình Cống Sở (xã Hồng Sơn); Di tích lịch sử - văn hóa đình - đền Tổng Trinh Tiết (xã Đại Hưng); Di tích lịch sử - văn hóa chùa Trinh Tiết (Hương Phúc tự), xã Đại Hưng; Di tích lịch sử - nghệ thuật chùa thôn Thọ (Trùng Quang tự), xã Hợp Thanh; Di tích lịch sử - văn hóa đình Phú Yên (xã Hương Sơn); Di tích lịch sử - nghệ thuật đình Lê Xá (xã Lê Thanh).

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bạch Liên Hương trao Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố năm 2025 (đợt 1) cho các địa phương. Ảnh: kinhtedothi.vn 

Ngoài ra, huyện Hoài Đức có: Di tích lịch sử - văn hóa chùa Bảo Tháp (chùa Hống) thị trấn Trạm Trôi; Di tích lịch sử - nghệ thuật chùa Ngọc Tân (Ngọc Tân tự), xã Yên Sở; Di tích lịch sử - văn hóa đền thờ Đức Tiên Chúa (xã Đông La); Di tích lịch sử - văn hóa quán Hạ (quán Vải), xã Vân Côn; Di tích lịch sử - nghệ thuật đình Quế Dương, chùa Phổ Am (xã Cát Quế). Thị xã Sơn Tây có Di tích lịch sử - nghệ thuật chùa Tây Vị (Linh Sơn tự); Di tích lịch sử - nghệ thuật đình Tây Vị (xã Thanh Mỹ).

UBND thành phố yêu cầu, sau khi di tích được xếp hạng, UBND các quận, huyện: Hoàng Mai, Long Biên, Mỹ Đức, Hoài Đức, Sơn Tây chịu trách nhiệm công khai khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích; tổ chức lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới trên thực địa theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành.

MAI LUYẾN

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.