Mỗi số báo, Nguyệt san lại có chủ đề cụ thể, phản ánh từng giai đoạn trưởng thành, phát triển của Quân đội ta qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, chiến đấu bảo vệ biên giới và làm nhiệm vụ quốc tế, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Quân đội.
“Từ nhân dân mà ra, lớn mạnh không ngừng” (Bích Trang) là chủ đề của Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng số 369-số báo đặc biệt đầu tiên. Câu chuyện kể của nhiều nhân chứng lịch sử được tái hiện thông qua bài viết của các nhà văn, nhà báo và các nhà khoa học trong, ngoài Quân đội đưa bạn đọc trở lại những ngày đầu thành lập, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta.
|
|
Bộ đội giúp dân gặt lúa. Ảnh: TTXVN |
Cách đây 8 thập kỷ, dưới tán rừng thiêng Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình, Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh-Người cha thân yêu của Quân đội nhân dân Việt Nam (PGS, TS Trần Thị Minh Tuyết), đồng chí Võ Nguyên Giáp đã lựa chọn những chiến sĩ ưu tú, tổ chức thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, đội quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay. Kiên định với Lời thề trước bình minh (Song Thanh) và chỉ đạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh "trong vòng một tháng phải có hoạt động. Trận đầu nhất định phải thắng lợi", chỉ hai ngày sau lễ thành lập, Bộ đội ta đánh trận Phai Khắt (Trần Vĩnh Thành) và Nà Ngần, mở đầu cho truyền thống quyết chiến quyết thắng của Quân đội ta. Những trận đánh, chiến dịch ấy được tái hiện sinh động qua các bài viết: Giành chính quyền ở Bạc Liêu (Miên Đông), Trận đánh đồn Bần Yên Nhân (Thái Phúc Bình), Hồi ức Chiến dịch Thập vạn Đại Sơn (Lê Quý Hoàng), Trinh sát quân báo trong Chiến dịch Biên giới (Anh Thư), "Một đòn, hai mạng" (Nguyễn Bội Giong), Trận mở màn Tu Vũ (Đỗ Hạp), Trần Đăng với "Trận Phố Ràng" (Nguyên Thanh), Tác chiến ở vùng địch hậu (Bảo Lê), Độn thổ đánh trận Mỏ Thổ (Đặng Việt Thủy), Vận động chiến ở Plei Ring (Kim Ngân), Phục kích đánh viện binh địch (Trần Ngọc Long), Trận đánh cảm tử ở An Khê (Nguyễn Sỹ Long), Nhiều lần chết hụt (Hoàng Hoa Lê), Những vết đạn trên hàng rào Bắc Bộ Phủ (Trần Vũ).
Để tổ chức mỗi trận đánh và lập những chiến công, câu chuyện “dựa vào dân, dựa chắc vào dân” mãi mãi là bài học quý để hôm nay nhắc nhớ. Khởi nguồn từ Đội du kích Pác Bó (Đỗ Phú Thọ), nhờ những Chiếc liễn quý giá (Trần Sâm-Đặng Thu) là vật dụng sinh hoạt hằng ngày của đồng bào Việt Bắc giúp đỡ mà giữa vòng vây của kẻ thù, bộ đội ta vẫn có cơm ăn, nước uống. Từ mảnh đất cách mạng Chiêm Hóa, Tuyên Quang có đồi Nà Loáng còn lưu bóng Người (Mạnh Kiên), Về quê hương Tự vệ đỏ (Nguyễn Hữu Hoành) đến Bên bờ Kiến Giang có làng Quảng Xá (Trần Minh Tú), Làng chiến đấu bên sông Gianh (Mai Nam Thắng), Làng Stơr của Anh hùng Núp (Nguyễn Anh Sơn), hay Trở lại Vườn Gòn-Đá Bàn (Vũ Duy Hiển) rồi ra tận Cà Mau những năm đầu chống Pháp (Thúy An-Quốc Rin)..., đâu đâu trên khắp đất nước cũng có thể gặp những con người sẵn sàng Chia lửa từ địa đầu Tổ quốc (Diêu Nhật Thăng) cho ngày cách mạng thành công. Bởi nhân dân luôn vững niềm tin: Bộ đội còn, kháng chiến còn (Văn Tám).
Trong khi ấy, với những người lính ở các chiến trường, có lẽ mỗi tình huống, mỗi câu chuyện được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia mãi mãi là kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời. Tất cả sẽ được tái hiện sinh động qua các bài viết: Hết mình vì thương binh (Hồng Nguyên), Những ngày làm đường 13A (Trần Thanh Huyền), Ký ức Trung Giã (Nguyễn Văn Tuệ), Đêm mừng chiến thắng (Nguyễn Thụ), Làm ngân hàng trong kháng chiến (Anh Việt), Dân vận những ngày đầu tiếp quản (Đại tá Trần Tiệu), Từ cảng Lạch Hới (Ngọc Bích), Những ngày làm báo Hồn Nước (Khánh An), “Đội quân phó cối” ở Tây Bắc (Yến Long-Lê Trầm), Chiếc đồng hồ ghi dấu chiến công (Việt Thùy).
Bên cạnh đó, trong số báo đặc biệt này, Nguyệt san cũng dành nhiều trang viết tôn vinh những nhân vật-nhân chứng tiêu biểu. Trên cương vị của mình, họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tô thắm phẩm chất anh hùng và truyền thống quyết chiến quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đó là: Luật sư Phan Anh, một lòng vì nước (Thái Kiên-Phương Linh), Trưởng phòng Quân giới đầu tiên (Lâm Văn Phú), Họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ bộ đội (Hoàng Lâm), Chuyện của một nữ du kích Hoàng Ngân (Nguyễn Trọng Văn), Người làm nội ứng trận Cẩm Phô (Hoàng Minh), Chiến sĩ quốc tế được phong danh hiệu anh hùng (Mỹ Hạnh), Tự vệ cứu quốc tham gia Khởi nghĩa Ba Tơ (Phan Định).
Ngoài ra, ấn phẩm vẫn duy trì các chuyên mục truyền thống của Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng trong hơn 30 năm qua, với các bài viết: Cờ Đỏ-nơi gieo mầm cách mạng (Hữu Tài), Nơi ra đời Ngày Thương binh-Liệt sĩ (Việt Hà), Âm hưởng sử thi trong kịch và ca khúc Bắc Sơn (Nguyễn Thanh Tú), Trại Diền ghi dấu chiến công (Nguyễn Văn Công), Trụ sở Bộ Quốc phòng đặt trong... trường học (Minh Huyền), Đấu tranh thi hành Hiệp định Geneva (Lê Thanh Bài), Ghi ở Điện Biên Phủ (Văn An sưu tầm và biên soạn).
Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng số 369 dày 100 trang, in 4 màu trên giấy tốt, phát hành từ ngày 10-9-2024, giá 75.000 đồng. Bạn đọc đặt mua, xin liên hệ: Phòng Phát hành và Truyền thông, Báo Quân đội nhân dân, số 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội, điện thoại: (024) 37473757; (069) 554287.