Chia sẻ
Thứ sáu, 03/02/2023 - 11:06Theo dõi Báo Quân đội nhân dân trên
Độc đáo tục lệ "lấy đỏ" cầu may của người Hà Nội đầu năm mới
Với quan niệm lấy được lửa từ việc đốt vàng mã ở đình làng về nhà sẽ mang lại may mắn cho gia đình trong năm mới, nhiều người dân ở làng An Định (quận Hà Đông, Hà Nội) vẫn duy trì tục “lấy đỏ” từ thời xưa đến bây giờ.
    |
 |
Sau 3 năm không được tổ chức do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tối 1-2 (ngày 11-1 âm lịch), tại đình làng An Định (Nghĩa Lộ, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội), người dân lại tổ chức hội lấy lửa hay còn gọi là “lấy đỏ”. Theo thông lệ hằng năm, các cụ trong làng sẽ mang tất cả đồ vàng mã được người dân và khách thập phương cúng tế ra giữa sân đình hóa, còn hương, nến được phát cho người làng làm vật xin lửa mang về bàn thờ gia đình.
|
    |
 |
Trước lễ 15 phút, trong khi các vị cao niên bắt đầu khâu chuẩn bị nghi lễ truyền thống, đông đảo người dân trong làng đã có mặt ở sân đình, chờ đến giờ châm vào đống lửa đốt vàng mã giữa sân đình. Nhiều người mang sẵn theo hương hoặc lấy tại đình làng đã chuẩn bị. |
    |
 |
Tiếng chiêng, trống từ các vị cao niên trong làng sẽ báo hiệu đến giờ tiến hành nghi lễ truyền thống trong sự chờ đợi của hàng trăm dân làng. |
    |
 |
Áo, mũ quan, vàng mã được chuyển ra sân đình để tiến hành làm lễ hóa. |
    |
 |
Đúng 21 giờ, một vị cao niên vào trong hậu cung lấy lửa trong điện thờ ra chuẩn bị "tán lộc" cho dân làng. |
    |
 |
“Lấy được lửa rồi!”, niềm phấn khởi của một trong những người dân “lấy đỏ” đầu tiên thành công. |
    |
 |
Với khối lượng vàng mã lớn được hóa cùng lúc, ngọn lửa cháy to và tỏa ra nhiệt lượng cao. Nhiều người không lại gần để châm lửa được, việc xin “đỏ” cũng khá khó khăn. |
    |
 |
Sau khi đã lấy được lửa, ai nấy đều nhanh chóng trở về nhà để dâng lên ban thờ tổ tiên của gia đình. |
    |
 |
Bà Vũ Thị Hưởng (70 tuổi, tổ 5, làng An Định) thắp ngay lên bàn thờ nhà mình sau khi đã “lấy đỏ” ở đình làng, với mong muốn gia đình sẽ có một năm mới nhiều may mắn, con cái hạnh phúc, làm ăn thuận buồm xuôi gió. |
    |
 |
Bà Đặng Thị Hạnh (tổ 5, làng An Định), đang mang lửa trở về nhà lần thứ hai trong buổi lễ hôm nay với quan niệm lấy được càng nhiều lần càng may mắn. |
GIANG ANH (thực hiện)
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là minh chứng về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt vùng châu thổ sông Hồng trong suốt chiều dài lịch sử liên tục 13 thế kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay. Một trong những dấu tích nổi bật của khu di sản là hồ sen-một phần của dòng sông cổ, hiện nay trở thành điểm tổ chức nhiều nghi lễ truyền thống mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30-1-2023 công nhận 27 bảo vật quốc gia (đợt 11, năm 2022).
Đến hẹn lại lên, cứ vào đêm ngày mồng 7, rạng sáng ngày mồng 8 tháng Giêng, chợ Viềng lại được tổ chức thu hút đông đảo du khách và nhân dân các vùng lân cận.