Ngày 4-11, chùa Cung Kiệm (tỉnh Bắc Ninh) đã tổ chức Pháp hội Quán thế âm và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia - tượng Quan thế âm.
Tượng Quan thế âm được tạo tác năm 1449, là pho tượng Quan thế âm bằng đá được khắc niên đại sớm nhất Việt Nam, đồng thời là pho tượng Quan thế âm thời Lê Sơ duy nhất. Pho tượng có chiều cao 88,7cm, gồm hai phần: Thân tượng và bệ tượng.
 |
Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh trao Bằng công nhận Bảo vật quốc gia Tượng Quan thế Âm ở chùa Cung Kiệm. Ảnh: TTXVN
|
Trên cả hai phần tượng đều khắc minh văn, cung cấp thông tin về niên đại tạo tác và địa chỉ, tên các tín chủ công đức. Sự kiện thể hiện sự trân trọng, ghi nhận của Nhà nước đối với lịch sử vùng đất Quế Võ và chùa Cung Kiệm (Thượng Phúc tự) trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
THÁI AN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Bảo vật quốc gia (BVQG) là hiện vật được lưu truyền, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. Thế nhưng, phần lớn BVQG hiện nay chưa được bảo vệ đúng mức, tiềm ẩn nguy cơ bị mất cắp, hư hại và khiến người dân khó tiếp cận.
Trong 27 Bảo vật quốc gia vừa được công nhận, Súng thần công thời Lê trung hưng đang được lưu giữ tại Hoàng thành Thăng Long là minh chứng cho kỹ thuật đạt đến trình độ cao trong việc chế tác vũ khí phục vụ quân sự của Việt Nam thế kỷ XVII.
Các bảo vật Quốc gia vùng đất Tổ Phú Thọ là sự hội tụ những tinh hoa văn hóa dân tộc, được lưu giữ từ bao đời nay, đã và được gìn giữ, phát huy giá trị trong thời kỳ hội nhập.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30-1-2023 công nhận 27 bảo vật quốc gia (đợt 11, năm 2022).