Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa sinh năm 1807, mất năm 1872, tại làng Long Tuyền, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (nay thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ).

leftcenterrightdel
Các em học sinh nghe giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.

Năm 1835, Bùi Hữu Nghĩa đỗ Giải nguyên (thủ khoa) kỳ thi Hương ở Gia Định và sau đó được bổ nhiệm làm quan tri huyện Phước Chánh (Biên Hòa), rồi làm Tri Phủ Trà Vang (nay là tỉnh Trà Vinh). Về sau, ông từ quan về quê dạy học.

Suốt cuộc đời, Bùi Hữu Nghĩa luôn là vị quan thanh liêm, chống lại bọn cường hào ác bá, ông còn dùng ngòi bút của mình để lên án thực dân Pháp xâm lược, cổ vũ phong trào yêu nước, được tôn vinh là 1 trong 4 rồng vàng đất Nam Bộ.

leftcenterrightdel

Lãnh đạo thành phố Cần Thơ tham dự Lễ giỗ lần thứ 152 của Danh nhân văn hóa Bùi Hữu Nghĩa.

leftcenterrightdel
Nghi thức lễ giỗ của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. 

Lễ giỗ diễn ra với các nghi thức truyền thống như: Lễ rước linh vị Danh nhân văn hóa Bùi Hữu Nghĩa từ chùa Nam Nhã, lễ dâng hương và các hoạt động văn hóa, văn nghệ ca ngợi khí phách một vị quan thanh liêm, chính trực, nhà thơ, nhà soạn tuồng đầu tiên của đất Nam kỳ.

Lễ giỗ đã trở thành nét văn hóa tâm linh từ nhiều năm nay trên quê hương Bình Thủy, thể hiện lòng tri ân, tưởng nhớ danh nhân văn hóa Bùi Hữu Nghĩa. Đây là niềm tự hào là trách nhiệm và cũng là dịp để nâng cao giáo dục thế hệ trẻ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Bình Thủy luôn trân trọng, tự hào và tạo mọi điều kiện để lễ giỗ diễn ra trang trọng, an toàn, tiết kiệm - thực sự là nơi sinh hoạt tinh thần giàu bản sắc văn hóa dân tộc của đông đảo nhân dân và du khách trong và ngoài nước.

Dịp này, đại diện gia tộc Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa trao 20 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi.

Tin, ảnh: THÚY AN

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.