Những chiếc bánh giầy trắng mịn, tròn đầy không chỉ dâng lên tổ tiên để tỏ lòng thành kính, cầu mong một năm mới an lành, mà còn là món quà đầy ý nghĩa lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa của người Mông nơi núi rừng Tây Bắc. Bởi vậy mà mỗi dịp Tết đến Xuân về, bà con người Mông tại bản Sam Quảng, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La lại quây quần bên những chiếc cối gỗ lớn, cùng nhau giã nhuyễn những hạt gạo nếp nương thơm lừng, làm thành những chiếc bánh giầy trắng dẻo.

Tiếng chày giã vang lên đều đặn giữa không gian núi rừng, hòa cùng tiếng cười nói rộn ràng, tạo nên không khí Tết ấm áp, sôi động. 

Sau khi xôi chín sẽ được đưa vào cối giã ngay khi xôi còn nóng, điều này giúp cho xôi nhanh mềm, mịn hơn.  

Cối giã bánh giầy của người Mông được làm bằng thân cây gỗ to, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột. 

 
Đồng bào dân tộc Mông ở bản Sam Quảng, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Lèo tham gia giã bánh giầy.  

Khi xôi giã xong là lúc nặn thành những chiếc bánh giầy tròn trịa được đặt vào lá chuối gói lại.  

TUẤN TRANG HÀ (thực hiện)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.