Dự lễ tổng kết và trao giải cuộc thi có Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; ông Hồ Quang Lợi, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn; bà Lê Thị Thu Hằng, Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao; Đại tá Phạm Mạnh Thắng, Phó cục trưởng Cục Đối ngoại/Bộ Quốc phòng; đại diện các cơ quan chức năng TCCT, Cục Đối ngoại/Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan.

Về phía Báo QĐND có Đại tá Đoàn Xuân Bộ, Tổng biên tập Báo QĐND, Trưởng ban tổ chức cuộc thi; các đồng chí trong Ban biên tập Báo QĐND và đại diện lãnh đạo các phòng, ban trong tòa soạn.

Không khí nước Nga được tái hiện trong Lễ tổng kết qua các tiết mục ca nhạc.
Các đại biểu dự lễ tổng kết.

Cuộc thi viết “Nước Nga trong trái tim tôi” là một trong những hoạt động thiết thực, ý nghĩa trong dịp kỷ niệm 25 năm ký kết “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga” (1994-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Liên bang Nga (30-1-1950 / 30-1-2020).

Sau 6 tháng phát động (kể từ ngày 1-5-2020 đến hết 30-11-2020) Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được hơn 300 tác phẩm dự thi, trong đó đã lựa chọn, đăng tải gần 100 tác phẩm trên 4 ấn phẩm: Báo QĐND hằng ngày, Báo QĐND Cuối tuần, Báo QĐND Điện tử, Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng.

Trong đó, tỷ lệ tác phẩm của cộng tác viên chiếm gần 70%. Tiêu biểu trong đó có một số cộng tác viên tích cực hưởng ứng, tham gia gửi, viết nhiều bài dự thi như: Nguyễn Thị Phương Liên (Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga), Nguyễn Thụy Anh (phố Hoàng Văn Thái-Hà Nội), Ninh Công Khoát (Cựu chiến binh Quân chủng Phòng không-Không quân), Vũ Duy (Lữ đoàn 918 Quân chủng Phòng không-Không quân). Đặc biệt, Ban tổ chức còn nhận được một số bài dự thi của kiều bào đang sinh sống tại nước ngoài…

Thượng tướng Trần Quang Phương trao giải Nhất cho tác giả Lê Phúc Nguyên, nguyên Tổng biên tập Báo QĐND.

Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, Cuộc thi viết “Nước Nga trong trái tim tôi” năm 2020 đã thu hút đông đảo nhà báo và cộng tác viên trong và ngoài quân đội hưởng ứng tham gia. Hầu hết các tác phẩm dự thi đã bám sát đề tài, thể lệ và cơ bản đáp ứng tiêu chí cuộc thi đề ra.

“Sợi chỉ đỏ” xuyên suốt - mạch nguồn cảm hứng tuôn chảy trong mỗi tác phẩm là những ngày tháng, kỷ niệm sâu sắc, không thể quên được của chính những người trong cuộc trong những năm tháng học tập trên xứ sở Bạch dương và theo họ suốt cuộc đời cũng như của cả những tác giả chưa một lần đặt chân lên xứ sở Bạch dương nhưng tình yêu với đất nước Liên Xô/Liên bang Nga là vô bờ bến, nồng hậu.

Có thể kể đến những tiêu đề bài viết, cũng là sự chắt chiu dâng trào trong mỗi tác giả, mỗi bài viết, thể hiện khái quát nhất về tình cảm với đất nước Liên Xô/Liên bang Nga như: “Từ lời dạy biết ơn Liên Xô” của cha, của Thượng tướng Võ Văn Tuấn, một trong những phi công đầu tiên của Việt Nam học chuyển loại và lái máy bay chiến đấu hiện đại Su-27 tại Nga. Cha ông, chính là nhà ngoại giao kỳ cựu Võ Văn Sung, vị Đại sứ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pháp, nói tiếng Pháp nhưng tự học tiếng Nga để truyền cho con tình yêu nước Nga. Rồi có những người “Yêu người Nga từ thuở để tóc đuôi gà” như chị Nguyễn Thị Trâm, Việt kiều sinh sống tại Liên bang Đức; hay cụ Lê Thành Bá, nguyên Chủ tịch Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai năm nay 86 tuổi, cũng học tiếng Pháp, nói tiếng Pháp như tiếng Việt nhưng khi nhiệm vụ cần người phiên dịch tiếng Nga đã được “Từ khóa học Nga văn cấp tốc” để rồi có hàng loạt cuốn sách khoa học do ông biên dịch và viết đều bắt nguồn từ lớp học cấp tốc năm nào…

Ông Hồ Quang Lợi trao giải Nhì cho tác giả Phạm Mỹ Hạnh và Quách Đình Hợi.
Bà Lê Thị Thu Hằng trao giải Ba tới các tác giả: Đại tá Ngô Anh Thu, Phó tổng Biên tập Báo QĐND; Hồng Linh và Phạm Quang Long. 
Đại tá Đoàn Xuân Bộ, Tổng biên tập Báo QĐND và Đại tá Phạm Mạnh Thắng, Phó cục trưởng Cục Đối ngoại trao giải Khuyến khích cho các tác giả đoạt giải.

Thật sự, nước Nga, con người Nga trong trái tim nhiều người là sự thanh bình, thân thiện, chân chất, hào hiệp mà còn là sự đam mê nghiên cứu, thái độ lao động, tinh thần nghiên cứ khoa học nghiêm túc, hăng say hết mình. Đại úy, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Anh, Trợ lý Kế hoạch Khoa học, Chi nhánh phía Nam Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, đại diện cho thế hệ trẻ sau này bày tỏ. Những “Bà giáo Liên Xô”, “Những tấm lòng Xô viết” của những cựu học sinh nói về những người thầy của mình luôn được trân trọng, kính quý suốt cuộc đời, là “Những điều còn lại với nước Nga”, để mãi mãi, họ luôn dành trong tim mình đúng như Trung tướng Lê Phúc Nguyên, nguyên Tổng biên tập Báo QĐND nhớ về Thầy giáo Yaden Nicolaievich, Giáo sư, Trưởng khoa Báo chí Trường Đại học Tổng hợp Moscow mang tên Nhà khoa học Lomonosov, người được  tôn vinh là “tổ phụ” của báo chí hiện đại Liên Xô và Nga, người thầy đào tạo ra bao nhà báo danh tiếng của các cơ quan ngôn luận lớn nhiều quốc gia mãi mãi vẫn là “Thầy tôi”. Các tác phẩm trên một lần nữa khẳng định, hợp tác đào tạo luôn là điểm sáng trong quan hệ quốc phòng.

Những công trình biểu tượng của sự hợp tác Xô-Việt, Nga-Việt như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủy điện Hòa Bình, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga; Liên doanh dầu khí Việt –Nga, cầu Thăng Long… cũng được truyền tải trong nhiều tác phẩm dự thi.... Nhiều tác phẩm được đầu tư khá kỹ lưỡng, nội dung có chiều sâu, phong cách thể hiện hấp dẫn, sinh động.

Đại tá Đoàn Xuân Bộ trao giấy khen tặng 7 đơn vị tích cực tổ chức, hưởng ứng và tham gia Cuộc thi.
Đại tá Lê Ngọc Long, Phó tổng biên tập Báo QĐND trao Giấy chứng nhận tặng 14 tác giả có tác phẩm đạt điểm cao trong vòng Chung khảo.

Trên cơ sở thể lệ, quy chế chấm điểm đã ban hành, qua hai vòng chấm sơ khảo và chung khảo bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, Hội đồng Chung khảo thống nhất lựa chọn ra 16 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải, gồm: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 10 giải Khuyến khích.

Giải Nhất được trao cho tác phẩm “Thầy tôi!” của Trung tướng Lê Phúc Nguyên, nguyên Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân, cựu sinh viên học tập tại Khoa báo chí Đại học Quốc tế Lomonosov.

Hai giải nhì của các tác giả: Quách Đình Hợi với loạt bài 2 kỳ “Nơi trái tim Việt – Xô, Việt – Nga hòa cùng nhịp đập” và Phạm Mỹ Hạnh với loạt bài 2 kỳ “Xứ sở bạch dương – nơi chắp cánh bay cho vị tướng Việt Nam”; 3 giải ba được trao cho tác phẩm “Ký ức từ Quảng trường Đỏ” của tác giả Ngô Anh Thu, tác phẩm “Những người bạn sắt son giữ yên giấc ngủ Bác Hồ” của tác giả Hồng Linh và “Điều còn lại ở nước Nga” của tác giả Phạm Quang Long.

Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trao tặng Giấy chứng nhận cho 14 tác giả có tác phẩm đạt điểm cao trong vòng Chung khảo. Ban tổ chức còn trao tặng bằng khen, giấy khen cho 7 đơn vị tích cực tổ chức, hưởng ứng và tham gia Cuộc thi.

Kết quả của Cuộc thi đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, tôn vinh những đóng góp to lớn, hiệu quả của các thế hệ lãnh đạo hai nước, hai quân đội trong xây dựng, củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga.

Danh sách tác giả đoạt giải và các đơn vị nhận bằng khen, giấy khen

GIẢI

TÁC GIẢ

TÁC PHẨM

01 Giải Nhất

 

Lê Phúc Nguyên

Thầy tôi!

02 Giải Nhì

Quách Đình Hợi

Loạt 2 kỳ: Nơi trái tim Việt – Xô, Việt – Nga hòa cùng nhịp đập.

 

Mỹ Hạnh

Loạt 2 kỳ: Xứ sở bạch dương – nơi chắp cánh bay cho vị tướng Việt Nam.

03 Giải Ba

Ngô Anh Thu

Ký ức từ Quảng trường Đỏ

 

Hồng Linh

Những người bạn sắt son giữ yên giấc ngủ Bác Hồ

 

Phạm Quang Long

Điều còn lại ở nước Nga

10 Giải Khuyến khích

Huy Đăng

Chiếc khăn ở lại Moscow

 

Anh Dũng

Dấu ấn Nga trên Thủy điện Hòa Bình

 

Hoàng Vũ

Bao nhiêu năm ấy là bấy nhiêu tình!

 

Linh Oanh

Cuộc gặp đặc biệt trên vũ trụ

 

Phạm Thị Lai

Hành trình theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất nước Nga

 

Đặng Nam Điền

Nhà khoa học tâm huyết với nhiệm vụ gìn giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

Ngọc Hưng – Phan Anh

Ba điều ước khi trở lại nước Nga

 

Nguyễn Thị Trâm

Yêu người Nga từ thuở để tóc đuôi gà

 

Mai Thắng

Có một nước Nga giữa lòng phố biển

 

Vũ Hưởng

Nước Nga trong trái tim hai cha con người lính biển

 

 

 

14 Giấy chứng nhận

Nguyễn Chí Hòa

Nặng nghĩa với đất nước “lạ đời”

 

Ngô Khiêm

Sống động hình ảnh chuyến bay vào vũ trụ

 

Mai Hương – Tạ Nhị

Ký ức không phai về “người lái đò” nghiêm khắc

 

Phạm Thị Thái Hà

Nước Nga – Đất nước thân thương yêu mến muôn đời của chúng tôi

 

Ninh Công Khoát

Cuộc hội ngộ xúc động tại Saint Petersburg

 

Hồ Bất Khuất

Vẫn muốn đi khắp nước Nga rộng lớn

 

Hùng Khoa

Tự hào là phi công MiG-21 đào tạo từ Liên Xô

 

Nguyễn Thị Phương Liên

Trái tim nhà giáo Nga

 

Nguyễn Thụy Anh

Sát cánh trên chiến trường khói lửa

 

Dương Tuấn – Thuỳ Linh

Trọn vẹn tin yêu

 

Song Thanh

“Bà Liên Xô” và những kỷ niệm với nước Nga

 

Hồng Vân

Bên sông Hàn kể chuyện nước Nga

 

Phạm Xuân Hoàn

Nghĩa tình ở xứ bạch dương

 

Nhật Thy

Những kỷ niệm còn mãi…

Tin, ảnh: KHÁNH HÀ – TRỌNG HẢI