Theo Tân Hoa xã, vào lúc 12 giờ 13 phút ngày 17-9 (giờ địa phương), tại Trung tâm Phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc, tên lửa đẩy Trường Chinh-2D mang theo vệ tinh viễn thám Dao Cảm-39 (Yaogan-39) đã được Trung Quốc phóng thành công vào vũ trụ.
|
Khoảnh khắc tên lửa đẩy Trường Chinh-2D mang theo vệ tinh viễn thám Dao Cảm-39 phóng vào vũ trụ. Nguồn: SciNews |
Sau khi phóng, vệ tinh đã đi vào quỹ đạo đúng như dự kiến.
Vệ tinh Dao Cảm-39 do Viện nghiên cứu Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc (CAST) và Viện Công nghệ hàng không vũ trụ Thượng Hải (SAST), thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc cùng phát triển. Các vệ tinh Dao Cảm được thiết kế cho những thí nghiệm khoa học, nghiên cứu đất đai, đánh giá năng suất nông nghiệp cũng như phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai.
 |
Tên lửa đẩy Trường Chinh-2D mang theo vệ tinh viễn thám Dao Cảm-39 được phóng lên quỹ đạo từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
|
Tên lửa Trường Chinh-2D được phát triển bởi Viện Công nghệ hàng không vũ trụ Thượng Hải, có khả năng phóng một hoặc nhiều vệ tinh với các yêu cầu quỹ đạo khác nhau.
Như vậy, Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc đã thực hiện thành công 30 vụ phóng vào không gian trong năm nay. Lần phóng này cũng đánh dấu nhiệm vụ thứ 488 của loạt tên lửa đẩy Trường Chinh.
Trước đó, ngày 31-8, Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh Dao Cảm-39 thứ nhất vào quỹ đạo.
KIM GIANG
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Theo Tân Hoa xã, vào lúc 12 giờ 30 phút ngày 10-9 (giờ Bắc Kinh), Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh viễn thám Dao Cảm-40 vào vũ trụ.
Vào lúc 15 giờ 36 phút (giờ Bắc Kinh) ngày 31-8, Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh viễn thám Dao Cảm-39 (Yaogan-39).
Sáng 7-9, Trung Quốc đã phóng thành công một vệ tinh viễn thám mới vào vũ trụ.
Theo thông tin từ Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc, vệ tinh radar khẩu độ tổng hợp (SAR) quỹ đạo cao đầu tiên trên thế giới được Trung Quốc phóng vào vũ trụ ngày 13-8 đã đi vào quỹ đạo làm việc thành công sau bốn lần thay đổi quỹ đạo. Vệ tinh hoạt động trong tình trạng tốt và sẽ tiếp tục thực hiện các thử nghiệm trên quỹ đạo trong thời gian tới.