Ngày 6-12, Trung Quốc đã phóng thành công một vệ tinh thử nghiệm công nghệ Internet vệ tinh vào không gian từ vùng biển gần thành phố Dương Giang, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc.
|
Khoảnh khắc tên lửa đẩy Tiệp Long-3 mang theo một vệ tinh thử nghiệm công nghệ Internet vệ tinh được phóng vào không gian. Nguồn: CGTN |
Vệ tinh được phóng bằng tên lửa đẩy Tiệp Long-3 (Jielong-3) lúc 3 giờ 24 phút (giờ địa phương) và đã đi vào quỹ đạo định sẵn.
Tên lửa đẩy Tiệp Long-3 được phát triển bởi Viện nghiên cứu số 1 thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc. Tên lửa có quỹ đạo hoạt động đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 500 km, sức chở 1,5 tấn. Loại tên lửa này có thể thực hiện nhiệm vụ phóng trên biển hoặc từ các bãi phóng truyền thống trên mặt đất.
 |
Tên lửa đẩy Tiệp Long-3 được phóng từ một vùng biển gần tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
|
Đây là vụ phóng thứ 2 sử dụng tên lửa đẩy Tiệp Long-3 sau vụ phóng đầu tiên vào tháng 12-2022 đưa 14 vệ tinh vào quỹ đạo.
Trước đó một ngày, Trung Quốc cũng đã phóng thành công tên lửa đẩy Cốc Thần Tinh-1 Y9 (CERES-1 Y9) từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, đưa 2 vệ tinh mới là Thiên Nhạn-16 và Tinh Trì-1-A vào quỹ đạo dự kiến.
KIM GIANG (theo Chinanews)
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Ngày 5-12, Trung Quốc đã phóng thành công tên lửa đẩy Cốc Thần Tinh-1 Y9 (CERES-1 Y9) từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Tửu Tuyền, Tây Bắc nước này, đưa 2 vệ tinh mới là Thiên Nhạn-16 và Tinh Trì-1-A vào quỹ đạo dự kiến.
Công ty vũ trụ tư nhân SpaceX của Mỹ thông báo đã phóng thêm 21 vệ tinh internet Starlink thế hệ thứ hai lên quỹ đạo vào ngày 19-4.
Tập đoàn Khoa học Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc cho biết, Công ty TNHH Thông tin viễn thông vệ tinh Trung Quốc thuộc Tập đoàn Khoa học Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng ban đầu mạng lưới kết nối vệ tinh quỹ đạo cao đầu tiên, tổng công suất vệ tinh địa tĩnh thông lượng cao sẽ vượt 500Gbps.