Theo báo Le Monde (Pháp), Thụy Điển bắt đầu đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1-1 đến 30-6-2023 thay cho Cộng hòa Séc.
 |
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tới dự Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels, Bỉ, ngày 20-10-2022. Ảnh: AFP/TTXVN
|
Đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội đồng EU vào thời điểm châu Âu đang đối mặt với những thách thức chưa từng có, Thụy Điển sẽ tập trung ưu tiên cho các vấn đề an ninh, khả năng phục hồi, thịnh vượng, các giá trị dân chủ và pháp quyền. “Một châu Âu xanh hơn, an toàn hơn và tự do hơn là nền tảng cho các ưu tiên của Thụy Điển”, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nhấn mạnh.
Ngoài ra, Chính phủ Thụy Điển cũng công bố một chương trình hành động dày đặc, với dự kiến hơn 2.000 phiên họp về 300 chủ đề, trong đó có những chủ đề khác cũng rất quan trọng như xây dựng sự tự chủ của châu Âu trong công nghiệp bán dẫn; đáp trả Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ hay thúc đẩy các cam kết đến năm 2030 châu Âu cắt giảm được 55% khí thải.
Thụy Điển gia nhập EU ngày 1-1-1995. Quốc gia này từng hai lần giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU vào các năm 2001 và 2009.
PHƯƠNG CHÂU
Cả Thụy Điển lẫn Phần Lan - hai quốc gia Bắc Âu đang xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - tuyên bố sẽ không cho phép liên minh quân sự này triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của họ.
Kênh truyền hình Republic TV ngày 14-8 đưa tin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ký các văn bản chính thức chấp thuận đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Phần Lan và Thụy Điển.