Ngày 21-7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết Washington sẽ không vội vàng ký kết các thỏa thuận thương mại trước thời hạn 1-8 - thời điểm các quốc gia liên quan có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn nếu chưa đạt được thỏa thuận với Mỹ.
 |
Quang cảnh cảng hàng hóa tại Los Angeles, California, Mỹ. |
Phát biểu trên kênh CNBC, ông Bessent cho rằng: “Chúng tôi sẽ không vội vàng chỉ vì muốn đạt được các thỏa thuận". Ông cũng lưu ý rằng, Tổng thống Donald Trump sẽ quyết định liệu có kéo dài thời hạn cho những quốc gia đang đàm phán hiệu quả với Mỹ hay không. Theo ông, nếu quay lại mức thuế quan ngày 1-8, áp lực sẽ tăng lên để buộc các bên ký kết các thỏa thuận có lợi hơn.
Riêng về Trung Quốc, ông Bessent tiết lộ hai bên sẽ tiến hành “các cuộc đàm phán trong tương lai rất gần”, đồng thời nhấn mạnh Mỹ muốn thảo luận sâu hơn về các vấn đề như nhập khẩu dầu mỏ từ Iran và Nga, cũng như “sự tái cân bằng to lớn” mà Trung Quốc cần thực hiện.
Ngoài ra, ông Bessent cũng bày tỏ hy vọng các quốc gia châu Âu sẽ học theo Mỹ nếu nước này áp dụng các biện pháp thuế quan thứ cấp đối với Nga. Với Nhật Bản, ông cho biết Mỹ không tập trung vào chính trị nội bộ mà ưu tiên đạt được các thỏa thuận tốt nhất cho người dân của mình.
TTXVN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Ngày 20-7, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết nước này vẫn có ý định áp dụng thuế quan cơ bản 10% đối với nhiều quốc gia nhỏ hơn, bất chấp những gợi ý gần đây rằng mức thuế này có thể cao hơn.
Thời hạn ngày 1-8 khi các mức thuế quan của Mỹ có hiệu lực đang đến gần, các bên đang tích cực tiến hành các hoạt động đàm phán cũng như giảm nhẹ những tác động có thể xảy ra.
Ngày 18-7, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira cho biết nước này sẽ chịu mức thuế quan của Mỹ tương đương với các quốc gia khác trong khu vực. Tuyên bố được đưa ra sau cuộc hội đàm trực tuyến giữa ông Chunhavajira với Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Jamieson Greer diễn ra trước đó một ngày.