Các nguồn tin y tế và tình nguyện viên tại Sudan cho biết có ít nhất 40 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong một cuộc không kích nhằm vào một khu chợ ở phía Nam thủ đô Khartoum ngày 10-9.
Đây là vụ việc gây thương vong dân thường nhiều nhất kể từ khi bùng phát xung đột hồi tháng 4 năm nay giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF).
Một nguồn tin địa phương cho biết số người thiệt mạng có thể còn tăng do nhiều trường hợp thương vong vẫn tiếp tục được đưa vào bệnh viện Bashair gần đó. Bệnh viện này đã gửi đi thông báo khẩn cấp kêu gọi tất cả những người làm nghề y tới hỗ trợ khi số người bị thương nhập viện không ngừng tăng.
 |
Khói bốc lên trong giao tranh tại Bahri, Khartoum, Sudan, ngày 14-7-2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
|
Theo một báo cáo, đã có gần 7.500 thiệt mạng tại Sudan kể từ khi bùng phát xung đột giữa quân đội và RSF ngày 15-4 vừa qua. Số người thiệt mạng thực tế có thể còn cao hơn do có nhiều nạn nhận không được đưa đến bệnh viện.
Trong khi đó, một báo cáo của Liên hợp quốc cho thấy hơn 5 triệu người tại Sudan đã phải rời bỏ nhà cửa do xung đột, trong đó 1 triệu người vượt biên giới sang các nước láng giềng lánh nạn. Trong những tháng đầu xảy ra xung đột, các thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ và Saudi Arabia làm trung gian đã bị vi phạm trước khi hai bên hòa giải này hoãn các cuộc đàm phán vào tháng 6.
TTXVN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Đoàn kiểm tra kỹ thuật của Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam làm Trưởng đoàn, đang có chuyến thăm và làm việc tại Nam Sudan, nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 Việt Nam và thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng trang thiết bị kỹ thuật tại bệnh viện.
Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự ở Sudan ngày 27-8 tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn lâu dài với quân đội và trình bày tầm nhìn của nhóm về “Hồi sinh Sudan” - sáng kiến được cho là có thể khôi phục nỗ lực tổ chức những cuộc đàm phán trực tiếp giữa các bên đối địch.
Tại châu Phi, ngày 23-8, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết tính đến hết tháng 7, các cuộc đụng độ giữa lực lượng vũ trang Sudan và các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã buộc 202.263 người phải vượt qua biên giới nước này để đến Nam Sudan.