Trước đó, ngày 18-8, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã đề cử nhà ngoại giao kỳ cựu Araghchi vào vị trí Ngoại trưởng. Ngay sau khi được đề cử, ông Araghchi đã đưa ra những ưu tiên chính sách đối ngoại của chính quyền mới, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trung Quốc và Nga.
|
|
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Iran tại Tehran ngày 21-8-2024. Ảnh: Getty Images |
Theo ông, Trung Quốc, Nga và các quốc gia đã hỗ trợ Iran vượt qua các lệnh trừng phạt, cùng các cường quốc mới nổi ở châu Phi, Mỹ Latinh và Đông Á sẽ đóng vai trò trung tâm trong chính sách đối ngoại của nước cộng hòa Hồi giáo. Ông Araghchi cũng cam kết tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và kết nối cơ sở hạ tầng của Iran với các nước này.
Đối với Liên minh châu Âu, ông Araghchi cho rằng việc cải thiện quan hệ sẽ phụ thuộc vào việc EU điều chỉnh lập trường “không đúng đắn và thù địch” của họ đối với Iran. Liên quan tới quan hệ với Mỹ, ông Araghchi nhấn mạnh chiến lược kiềm chế hành vi thù địch, trong khi nỗ lực giảm nhẹ các lệnh trừng phạt.
Tổng thống Pezeshkian ngày 11-8 cũng đã đề cử ông Mohsen Paknezhad làm người đứng đầu Bộ Dầu mỏ. Ông Paknezhad từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ phụ trách giám sát nguồn tài nguyên hydrocarbon từ năm 2018-2021.
TTXVN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Ông Abbas Araghchi, nhà ngoại giao kỳ cựu được Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đề cử vào vị trí Ngoại trưởng đã nêu ra các ưu tiên then chốt trong chính sách đối ngoại của chính quyền mới.
Căng thẳng leo thang với Israel có thể thôi thúc Iran đẩy nhanh chương trình hạt nhân của mình. Động thái này của Tehran làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trong khu vực, khiến tình hình ở Trung Đông thêm bất ổn.