Nhà khoa học Rabea Rogge đã trở về Trái đất sau 4 ngày bay vào vũ trụ. Với hành trình cùng 3 phi hành gia khác, nhà nghiên cứu robot học 29 tuổi đến từ Berlin đã chính thức ghi danh vào lịch sử khi trở thành người phụ nữ Đức đầu tiên bay vào vũ trụ.
Rabea Rogge khởi hành từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy (Mỹ), trên tàu Crew Dragon do SpaceX phát triển, cùng với 3 nhà khoa học quốc tế khác, đã hạ cánh trở lại bờ biển California chiều 4-4.
Trong sứ mệnh "Fram-2" kéo dài gần 4 ngày quanh quỹ đạo Trái đất, phi hành đoàn đã thực hiện 22 thí nghiệm khoa học.
 |
Nhà khoa học Rabea Rogge. Ảnh: spiegel.de |
Đây không chỉ là bước tiến quan trọng của Đức trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, mà còn là một "nguồn cảm hứng mạnh mẽ" dành cho phụ nữ trên toàn cầu - những người luôn khao khát vượt qua ranh giới và chinh phục những đỉnh cao.
Phát biểu với hãng thông tấn Đức DPA, Rogge nói: "Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là vượt qua ranh giới mà còn tạo ra những cơ hội mới cho du lịch vũ trụ và nghiên cứu khoa học".
Ngoài những thí nghiệm khoa học, sứ mệnh Fram-2 còn tập trung vào nghiên cứu cách cơ thể con người thay đổi trong điều kiện vi trọng lực và sự phát triển của nấm trong điều kiện không trọng lực. Sứ mệnh Fram-2 cũng đã chụp những bức ảnh tia X đầu tiên trong không gian. Chuyến bay vào vũ trụ của Rogge do tỷ phú Chun Wang tài trợ.
Rogge là một trong những cộng sự của Wang tham gia chuyến đi, trong đó có đạo diễn phim người Na Uy Jannicke Mikkelsen và hướng dẫn viên vùng cực người Australia Eric Philips. Hành trình này cũng là minh chứng cho sự kỳ diệu của quá trình thương mại hóa ngành vũ trụ. Là một chuyên gia khoa học, Rogge chịu trách nhiệm điều phối nghiên cứu của sứ mệnh Fram-2.
TTXVN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Tàu vũ trụ Crew Dragon của công ty hàng không vũ trụ SpaceX đã kết nối thành công với Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) vào rạng sáng 16-3 (theo giờ Mỹ), đưa 4 phi hành gia mới lên trạm trong sứ mệnh thay thế 2 phi hành gia của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) bị mắc kẹt tại ISS trong suốt 9 tháng qua.
Một nhóm các nhà thiên văn học Australia vừa phát triển thành công phương pháp đặc biệt để phân tích các tín hiệu vô tuyến từ vũ trụ, góp phần xác định nguồn gốc của chúng. Nghiên cứu do Tiến sĩ Andy Wang từ Trung tâm Quốc tế về Thiên văn Vô tuyến (ICRAR) tại Đại học Curtin dẫn đầu.