Từ ngày 23 đến 25-4, Mỹ và Hàn Quốc tổ chức vòng đàm phán đầu tiên liên quan đến Hiệp định đặc biệt về chia sẻ chi phí quân sự Mỹ-Hàn (SMA) tại Hawaii (Mỹ).
Theo đó, hai bên sẽ đàm phán về mức gánh vác của Seoul với chi phí đồn trú của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc sau năm 2026.
Phái đoàn Mỹ do bà Linda Specht, cố vấn cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao làm trưởng đoàn, cùng các quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và lực lượng quân đồn trú Mỹ tại Hàn Quốc.
Về phía Hàn Quốc do Trưởng đoàn đàm phán chia sẻ chi phí quân sự Mỹ-Hàn thuộc Bộ Ngoại giao Lee Tae-woo dẫn đầu cùng các quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Tài chính, Cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA).
 |
Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận ở thành phố Pocheon, phía Bắc thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AP |
Hôm 22-4, bà Linda Specht cho biết, Washington hy vọng đạt được một kết quả công bằng và bình đẳng với cả hai bên trong quá trình đàm phán, để tiếp tục tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
SMA là hiệp định về mức gánh vác của Seoul trong chi phí cho lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc. Mức đóng góp của Seoul được chia làm 3 hạng mục là chi phí nhân công (tiền lương tuyển dụng nhân lực người Hàn tại căn cứ đồn trú của Mỹ), chi phí xây dựng (bên trong căn cứ quân đội Mỹ), chi phí hỗ trợ hậu cần quân sự.
Theo Hiệp định SMA lần thứ 11, mức gánh vác của Hàn Quốc năm 2021 là 858,8 triệu USD, tăng 13,9% so với năm trước. Mức đóng góp 4 năm tiếp theo được phản ánh theo mức tăng ngân sách quốc phòng hằng năm của Seoul.
TTXVN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Theo The Korea Times, Kim Eh-ra, một nhân viên văn phòng ở độ tuổi ngoài 30 cho biết, cô đang chi nhiều tiền hơn để có được giấc ngủ ngon do chịu nhiều áp lực công việc.
Cơ quan chức năng Hàn Quốc vừa phát hiện một số mặt hàng nguy hiểm như súng bắn đinh sử dụng thuốc nổ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người, đang được bán trên các nền tảng mua sắm trực tuyến nước ngoài phổ biến.