Truyền thông Trung Đông ngày 10-6 đưa tin, trong các cuộc đàm phán gián tiếp ở Oman gần đây, các quan chức Mỹ đã cảnh báo sẽ phản ứng cứng rắn nếu Iran làm giàu urani đến độ tinh khiết 90%.
Trước đó, hôm 8-5, Điều phối viên về Trung Đông của Mỹ Brett McGurk đã tới Oman để thảo luận với các quan chức nước chủ nhà những phản ứng tiềm tàng của Nhà Trắng đối với chương trình hạt nhân của Tehran. Cùng thời điểm đó, nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu Iran Ali Bagheri Kan cũng tới Oman cùng đoàn đàm phán của nước này, nhưng không có hoạt động tiếp xúc trực tiếp với các quan chức Mỹ. Hai phái đoàn ở các địa điểm cách biệt và thông qua quan chức Oman để truyền tải thông điệp tới nhau.
 |
Các máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân Natanz, Iran. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
|
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ước tính Iran hiện đang sở hữu 114,1 kg urani được làm giàu ở cấp độ tinh khiết 60%. Đây là cấp độ chỉ còn cách cấp độ vũ khí hạt nhân (độ tinh khiết 90%) một bước ngắn. Các quan chức Mỹ đã gián tiếp gửi thông điệp tới phái đoàn Iran rằng Washington sẽ có phản ứng nghiêm khắc nếu Tehran đạt đến cấp độ làm giàu urani 90% để lắp vào vũ khí hạt nhân.
Ngày 8-6, Mỹ đã bác bỏ thông tin rằng nước này đang đạt được một số tiến triển về một thỏa thuận hạt nhân mới với Iran. Trong khi đó, một người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết, Washington vẫn đang theo dõi chặt chẽ các hoạt động làm giàu urani của Iran, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đồng minh của Mỹ để giảm leo thang tại khu vực.
THANH SƠN (tổng hợp)
Ngày 10-6, lãnh đạo Iran và Pháp đã có cuộc điện đàm để thảo luận về tăng cường hợp tác song phương cùng nhiều vấn đề quốc tế cùng quan tâm, trong đó bao gồm việc hồi sinh thỏa thuận hạt nhân lịch sử, được ký kết hồi năm 2015.
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ngày 31-5 cho biết, kho urani được làm giàu của Iran đã vượt hơn 23 lần giới hạn được đặt ra trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Tờ The Guardian đưa tin, ngày 6-6, Iran đã giới thiệu tên lửa đạn đạo siêu thanh đầu tiên do nước này tự chế tạo với tên gọi Fattah.