Theo bộ trên, 2,4 triệu trong tổng số 12 triệu trẻ em này đang sinh sống ở các vùng khô cằn hoặc bán khô hạn, nơi tác động của biến đổi khí hậu là cực kỳ mạnh mẽ và có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng của các em.

Trong số những hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến trẻ em, có thể kể đến những căn bệnh như dịch tả do lũ lụt gây ra hay tình trạng suy dinh dưỡng do hạn hán. Ngoài ra, nhiều trẻ em cùng gia đình phải rời bỏ nhà cửa vì hạn hán hoặc lũ lụt do mưa lớn, những hiện tượng thời tiết ngày càng trở nên phổ biến ở Kenya trong những năm gần đây.

Kenya và các đối tác phát triển quốc tế đang nghiên cứu mô hình quản lý rủi ro thiên tai cho trẻ em, đồng thời đưa ra các khuyến nghị về cách bảo vệ trẻ nhỏ khỏi tác động của biến đổi khí hậu.

leftcenterrightdel
 Trẻ em ở châu Phi là một trong những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu. Ảnh: UNICEF/TTXVN

Theo Cơ quan quản lý hạn hán quốc gia, gần một triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng ở Kenya do hạn hán thường xuyên, đặc biệt là ở các khu vực khô cằn và bán khô hạn.

Kenya là một trong những quốc gia vùng Sừng châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, các nước còn lại là Somalia và Ethiopia. Theo Liên hợp quốc (LHQ), năm 2023 là năm xảy ra hạn hán nghiêm trọng nhất trong 40 năm qua ở vùng Sừng châu Phi, với 23,4 triệu người phải đối mặt với nạn đói, trong đó có 5,1 triệu trẻ em suy dinh dưỡng.

TTXVN

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.