Cơ quan di cư của Liên hợp quốc (LHQ) nêu rõ con số này tăng so với mức 19,2 triệu người ghi nhận vào tháng 6 do số người phải sơ tán trong nước tăng tại Burundi, Ethiopia và Sudan.
Nhìn chung, Sudan là quốc gia có số người phải di dời nhiều nhất với 10,7 triệu người, kế tiếp là Somalia (3,5 triệu người), Ethiopia (3,3 triệu người) và Nam Sudan (2 triệu người). IOM lưu ý rằng có 10,2 triệu người mới buộc phải di dời ở Sudan, bao gồm 7,9 triệu người sơ tán trong nước và 2,1 triệu người sơ tán sang các nước láng giềng kể từ khi xung đột nổ ra tại quốc gia này vào tháng 4-2023.
|
|
Người tị nạn Sudan chờ để sơ tán sang Cộng hòa Chad tại thị trấn biên giới Gallabat ngày 3-8-2023. Ảnh: TTXVN |
Ngoài xung đột, các nguyên nhân khác gây ra tình trạng di dời là lũ lụt do mưa lớn và mất an ninh lương thực, đặc biệt là ở Ethiopia, Kenya và Somalia. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) và Cơ quan liên chính phủ về phát triển khu vực Đông Phi (IGAD), trong tháng 7 có khoảng 67 triệu người ở khu vực này thiếu lương thực. Trong số đó, 39 triệu người ở các quốc gia thành viên IGAD, bao gồm Djibouti, Kenya, Somalia, Nam Sudan, Tanzania, Sudan và Uganda. Trước đó, ngày 2-8, các cơ quan quốc tế đã ban hành cảnh báo rằng vùng Sừng châu Phi sẽ có lượng mưa dưới mức trung bình trong mùa mưa diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12 sắp tới. Điều này có nghĩa là số người phải di dời do mất an ninh lương thực sẽ còn tiếp tục tăng lên.
IOM cũng lưu ý rằng khu vực Sừng lớn của châu Phi có khoảng 5,4 triệu người tị nạn và người xin tị nạn. Hiện tại, Uganda là nơi tiếp nhận nhiều người tị nạn nhất với 1,7 triệu người, tiếp theo là Ethiopia với 1 triệu người và Kenya với 906.000 người.
TTXVN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.