Trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2023, sáng kiến của Indonesia nhằm đẩy nhanh tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) đã được tất cả các nước ASEAN và Trung Quốc nhất trí.
Vụ trưởng Hợp tác Chính trị và An ninh ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao Indonesia Rolliansyah Soemirat đã khẳng định nội dung trên trong thông cáo báo chí ngày 1-9.
Ông Rolliansyah nhấn mạnh: “Hướng dẫn nhằm đẩy nhanh đàm phán COC của Indonesia có thể trở thành những hướng dẫn thực tế, đồng thời chứa đựng những tài liệu thực chất để đảm bảo COC có hiệu lực và khả thi”.
 |
Ảnh minh hoạ: TTXVN |
Theo ông Rolliansyah, đây là những hướng dẫn đầu tiên trong lịch sử, tóm tắt nguyện vọng của ASEAN và Trung Quốc hoàn tất COC trong vòng 3 năm hoặc ít hơn, thông qua các cuộc thảo luận chuyên sâu về các vấn đề còn tồn tại cho đến nay cũng như các phương pháp làm việc được đề xuất khác để các cuộc đàm phán có thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Ông Rolliansyah cho biết: “Do tính phức tạp của các yếu tố trong COC, các bên liên quan đã rất cẩn trọng nên cần có bước đột phá để đẩy nhanh quá trình”.
COC được kỳ vọng trở thành bộ quy tắc ứng xử thể hiện các chuẩn mực, nguyên tắc, quy tắc quốc tế hài hòa, có tham khảo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 với mục tiêu đảm bảo khu vực Biển Đông ổn định, an toàn và hòa bình.
Quan chức ngoại giao Indonesia khẳng định Jakarta luôn ủng hộ các biện pháp xây dựng lòng tin và giảm căng thẳng nhằm hỗ trợ sự phát triển thịnh vượng trong khu vực, cũng như tiếp tục đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
Ông Rolliansyah cho hay, trong thời gian Indonesia làm Chủ tịch ASEAN, ASEAN và Trung Quốc đã hoàn tất vòng rà soát thứ 2 văn kiện đàm phán COC. Những diễn biến tích cực này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo động lực để đẩy nhanh quá trình đàm phán.
TTXVN
Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Ngày 31-8, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc công bố cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023”, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: