Theo Yonhap, ngày 6-3, Chính phủ Hàn Quốc chính thức công bố kế hoạch bồi thường cho hơn 10 nạn nhân lao động cưỡng bức thời chiến thông qua một quỹ công do Seoul hậu thuẫn, thay vì nhận thanh toán trực tiếp từ các công ty Nhật Bản có trách nhiệm.
Quỹ công do Bộ Nội vụ Hàn Quốc quản lý sẽ nhận các khoản đóng góp tự nguyện từ khu vực tư nhân. Kế hoạch do Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin công bố nhằm giải quyết vấn đề bồi thường cho 15 người Hàn Quốc đã thắng kiện trong vụ kiện hai công ty Nhật Bản bị buộc tội ép họ lao động khổ sai trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 2018, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã ra phán quyết yêu cầu hai công ty Mitsubishi Heavy Industries và Nippon Steel của Nhật Bản phải bồi thường cho các nạn nhân.
 |
Người dân biểu tình yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động trong thời kỳ chiến tranh, tháng 2-2019. Ảnh: TTXVN
|
Cùng ngày, phát biểu với các phóng viên, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi đã hoan nghênh kế hoạch của Hàn Quốc, đồng thời mô tả đây là động thái nhằm đưa mối quan hệ Tokyo-Seoul trở lại lành mạnh.
DƯƠNG NGUYỄN
QĐND Online - Đây là khẳng định của bà Corrine Vargha, Trưởng Ban Tiêu chuẩn lao động quốc tế của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Geneva về việc Quốc hội Việt Nam vừa chính thức bỏ phiếu đồng thuận cao phê chuẩn Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Bước tiến này sẽ đưa tổng số công ước cơ bản của ILO mà Việt Nam phê chuẩn lên bảy trên tám công ước.
Đối thoại với người lao động (NLĐ) không phải là vấn đề mới diễn ra tại các nhà máy, xí nghiệp trong Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP). Song, năm 2023, hoạt động này có sự đổi mới cả về nội dung và hình thức với tiêu chí dân chủ, thẳng thắn, công khai, góp phần tạo niềm tin, động lực cho NLĐ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.