Theo thông tin công bố ngày 7-9 của Bộ Tài nguyên Trung Quốc, tàu phá băng Tuyết Long 2 (Xuelong 2) cùng đoàn thám hiểm khoa học Bắc Băng Dương thứ 13 của nước này đã đến Bắc Cực vào lúc 13 giờ 55 phút ngày 5-9-2023 (giờ Bắc Kinh).
Đây là lần đầu tiên một tàu nghiên cứu khoa học Trung Quốc đến vùng Bắc Cực để thực hiện một cuộc khảo sát toàn diện. Được biết, đoàn thám hiểm sẽ tập trung khảo sát tình trạng khí quyển, thủy văn, sinh học, băng biển cũng như tình hình biển tổng hợp.
 |
Tàu phá băng Tuyết Long 2 cùng đoàn thám hiểm khoa học Bắc Băng Dương thứ 13 đến Bắc Cực ngày 5-9. Ảnh: Chinanews
|
Bốn nhiệm vụ chính trong chuyến khảo sát lần này của đoàn bao gồm: Giám sát lâu dài các yếu tố môi trường quan trọng, khảo sát địa chất và địa vật lý của sống núi giữa đại dương, các dự án kế hoạch khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế.
Đoàn thám hiểm khoa học Bắc Băng Dương thứ 13 xuất phát đi ngày 12-7 từ Thượng Hải. Đoàn dự kiến sẽ trở về nước vào cuối tháng 9 sau chuyến hành trình dài 15.500 hải lý.
BẢO HÂN (Theo Tân Hoa xã, Chinanews)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Hạm đội Phương Bắc của Nga bắt đầu tiến hành các hoạt động tập trận quân sự quy mô lớn có sự tham gia của hàng nghìn binh sĩ và nhiều vũ khí, khí tài ở khu vực Bắc Cực và vùng Biển Barents.
Cách đây 80 năm, ngày 28-1-1942, Bộ Quốc phòng và Dân ủy Hải quân Liên Xô ký lệnh chung về việc yểm trợ trên không cho các tàu vận tải ở khu vực Murmansk. Theo đó, không quân và hải quân nước này sẽ bảo vệ các đoàn tàu biển chở hàng theo chương trình Lend-Lease đi qua Bắc Đại Tây Dương và Bắc Cực.
QĐND - Hải quân Mỹ ưu tiên hiện diện tại Bắc Cực, thay vì tăng số lượng căn cứ quân sự ở khu vực này, đây là tuyên bố được Phó tư lệnh Hải quân Mỹ Bill Moran đưa ra trong một hội thảo tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington (Mỹ) ngày 16-4, theo TASS.