Ngày 31-3, Thủ tướng Campuchia Hun Manet công bố 7 di sản văn hóa Campuchia đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét, đưa vào Danh sách di sản văn hóa thế giới.
Bảy di sản văn hóa này bao gồm: Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng, quần thể đền Banteay Chhmar, đền Angkor Borei Phnom Dar, núi Preah Reach Troap, đền Kampong Svay, đền Beng Mealea và núi Kulen.
 |
Đền Beng Mealea thuộc tỉnh Siem Reap, Campuchia. Ảnh: thmeythmey.com
|
Thủ tướng Hun Manet cho biết Campuchia cũng đang chuẩn bị đăng ký thêm 3 di sản văn hóa khác, bao gồm: Khăn rằn Krama, lễ cưới truyền thống của người Khmer và lễ hội Songkran vào Danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO.
Theo Thủ tướng Campuchia, thông thường phải mất gần hai năm để một di sản văn hóa được ghi vào Danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO và mỗi quốc gia chỉ có thể yêu cầu đăng ký một di sản văn hóa mỗi năm.
Cho đến nay, Campuchia có 10 di sản văn hóa được ghi vào Danh sách Di sản văn hóa thế giới của UNESCO, trong đó có 4 di sản vật thể và 6 di sản phi vật thể. Di sản vật thể bao gồm: Quần thể di tích đền Angkor, đền Preah Vihear, quần thể đền Sambor Prei Kuk và đền Koh Ker. Di sản phi vật thể bao gồm: Điệu múa cung đình Preah Reach Troap, nghệ thuật múa rối bóng Lakhon Sbek Thom, trò chơi kéo co, đàn chapei dang veng, múa kịch mặt nạ tại chùa Svay Andet và võ Bokator.
HUYỀN TRANG (theo freshnewsasia.com)
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Ngày 5-3, Ủy ban Bầu cử Quốc gia Campuchia (NEC) đã công bố kết quả chính thức cuộc bầu cử Thượng viện khóa V diễn ra hôm 25-2 vừa qua.
Sáng 27-2, tại tỉnh Svay Rieng ở phía Đông Nam Campuchia, giáp biên giới với Việt Nam đã diễn ra Lễ khánh thành Đài hữu nghị Việt Nam-Campuchia, công trình thứ 18 trong tổng số 23 công trình Đài hữu nghị được triển khai xây dựng ở Vương quốc Campuchia.