Chiều 14-7 (theo giờ địa phương), Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã phóng tàu đổ bộ Mặt Trăng Chandrayaan-3 từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, bang Andhra Pradesh.
Chandrayaan-3 là phần tiếp theo của sứ mệnh Chandrayaan-2, đã gặp thất bại ở chặng cuối. Năm 2020, ISRO đã phóng thành công tàu Chandrayaan-2 lên quỹ đạo Trái Đất, song tàu đổ bộ và xe tự hành đã bị phá hủy trong một vụ va chạm gần vị trí mà tàu Chandrayaan-3 dự kiến đáp xuống vào ngày 23-8 tới. Nỗ lực lần này của Ấn Độ đang được cả thế giới dõi theo.
Dự kiến, sau khi hạ cánh, tàu đổ bộ Chandrayaan-3 sẽ triển khai một xe tự hành tại địa điểm gần vùng cực Nam của Mặt Trăng để tiến hành thăm dò và thực hiện hàng loạt thí nghiệm trong vòng 2 tuần.
 |
Vị trí dự kiến tàu vũ trụ Chandrayaan-3 sẽ đáp xuống trên Mặt Trăng.
|
Nếu ISRO thực hiện thành công sứ mệnh này, Ấn Độ sẽ chính thức điền tên trong danh sách hiện có 3 quốc gia đã đưa tàu đổ bộ lên Mặt Trăng gồm Mỹ, Liên Xô trước đây và Trung Quốc. Trung Quốc là quốc gia duy nhất thành công trong nỗ lực lần đầu tiên tiên phóng tàu đổ bộ Mặt Trăng với sứ mệnh Hằng Nga-3 vào năm 2013.
Chandrayaan-3 được phát triển với vốn đầu tư khoảng 75 triệu USD. Đây là sứ mệnh lớn đầu tiên kể từ khi chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi công bố các chính sách thúc đẩy đầu tư vào hoạt động chinh phục không gian do tư nhân thực hiện, cũng như những mô hình kinh doanh liên quan đến phát triển và phóng vệ tinh.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Theo TTXVN
Ngày 30-4, 3 công ty, trong đó 2 công ty thuộc quyền sở hữu của Elon Musk và Jeff Bezos, hai cái tên "chạy đua" trong các dự án hàng không vũ trụ với hành trình lên Mặt Trăng, đã giành được các hợp đồng phát triển tàu đổ bộ Mặt Trăng của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) trong bối cảnh Mỹ đang tìm cách đưa con người trở lại Mặt Trăng.