Nhiều quốc gia đang chứng kiến hoạt động du lịch bùng nổ hậu đại dịch Covid-19, trong đó lượng đặt chỗ đi nước ngoài tăng mạnh sau khi các nước mở cửa lại biên giới. Tuy nhiên, một bộ phận người dân Nhật Bản lại không nằm trong xu thế đó, theo CNBC.
Kết quả một cuộc khảo sát do công ty tư vấn toàn cầu Morning Consult thực hiện đối với 16.000 người trưởng thành ở 15 quốc gia cho thấy, số người có ý định đi du lịch, không phân biệt giữa các chuyến trong hay ngoài nước, chỉ có 45% ở Nhật Bản, thấp hơn cả Trung Quốc (65%) và Hàn Quốc (66%).
“Nhiều người Nhật đang chọn du lịch nội địa thay vì xuất ngoại”, CNBC trích lời nhận định của ông Miyamoto Dai, nhà sáng lập công ty lữ hành Japan Localized (Nhật Bản).
 |
Người dân Nhật Bản ngày càng ưu tiên du lịch trong nước. Ảnh: The Japan Times |
Các biện pháp phòng dịch thời gian qua đã làm giảm đáng kể số lượng người Nhật quyết định đi du lịch nước ngoài. Dẫu vậy, ngay cả khi đất nước mặt trời mọc mở cửa lại biên giới hoàn toàn, người dân vẫn thờ ơ. Theo số liệu của Tổ chức du lịch quốc gia Nhật Bản (JNTO), khoảng 386.000 người dân nước này đi du lịch nước ngoài trong tháng 8 vừa qua, giảm mạnh so với con số ước tính 2,1 triệu vào cùng kỳ năm 2019 trước khi Covid-19 bùng phát.
Giáo sư chuyên nghiên cứu về hành vi du lịch Furuya Hideki tại Đại học Tokyo (Nhật Bản) nêu rõ, văn hóa của người Nhật là không muốn gặp rủi ro và áp lực này sẽ khiến họ chọn đi du lịch nội địa nếu nhận thấy nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao ở nước ngoài. Đồng yên yếu đi, rào cản về ngôn ngữ và việc thiếu các kỳ nghỉ liên tục là một số lý do khiến người Nhật ưa chuộng đi du lịch trong nước hơn.
Bên cạnh đó, đối với nhiều người Nhật, “không có nơi nào tốt đẹp như ở nhà mình” khi nước này có thiên nhiên, nền lịch sử và văn hóa đa dạng, phong phú. CNBC dẫn thống kê của Nikkei Asia cho thấy, năm 2019 chỉ có 23% công dân Nhật Bản có hộ chiếu, mức thấp nhất trong số những nước thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
TÙNG QUÂN
Chiều 16-12, nội các Nhật Bản đã thông qua các dự thảo sửa đổi 3 văn bản quan trọng về quốc phòng, gồm: Chiến lược an ninh quốc gia sửa đổi, Chiến lược quốc phòng và Chương trình quốc phòng trung hạn.
Theo Kyodo News, ngày 29-11, Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa cho biết, Nhật Bản và Trung Quốc đã nhất trí vận hành đường dây nóng giữa các quan chức quốc phòng hai nước từ mùa xuân năm 2023.