CNBC cho hay, theo Oppenheimer, “siêu chu kỳ” có nghĩa là thời gian mở rộng (hay còn gọi là hưng thịnh) kinh tế kéo dài, thường đi kèm với mức tăng trưởng GDP, cùng nhu cầu hàng hóa tăng mạnh, dẫn đến giá cả cao hơn cũng như mức tăng việc làm lớn hơn. Những biến động của tình hình thế giới như xung đột Nga-Ukraine, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, xung đột Israel-Hamas... đang gây ra những tác động tiêu cực làm chậm tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, vẫn tồn tại những yếu tố có thể tạo ra tác động tích cực, đó là AI và quá trình khử carbon.  

Nền kinh tế có thể sẽ không chứng kiến xu hướng lãi suất giảm mạnh mẽ trong thập kỷ tới - Ảnh: Bloomberg 

“Siêu chu kỳ” kinh tế gần nhất mà thế giới trải qua là từ những năm 80 của thế kỷ 20. Đặc trưng của giai đoạn này là lãi suất và lạm phát đạt đỉnh, trước khi bắt đầu đà giảm chi phí vốn, giảm lạm phát và lãi suất, cùng các chính sách như giảm điều tiết và tư nhân hóa kéo dài hàng thập kỷ. Song song với đó, các rủi ro địa chính trị cũng dần dần giảm bớt, trong khi toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ hơn.

Cũng theo nhà kinh tế học của Goldman Sachs, AI vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, song nó ngày càng được sử dụng phổ biến hơn, làm nền tảng cho các sản phẩm và dịch vụ mới, nên có thể tạo ra tác động tích cực đối với thị trường chứng khoán. AI và quá trình khử carbon diễn ra với tốc độ rất nhanh tác động tích cực tới nền kinh tế, ông Oppenheimer nhận định.

MAI VŨ

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.