Theo South China Morning Post, xu hướng đám cưới tối giản, loại bỏ các phong tục truyền thống cầu kỳ, không yêu cầu của hồi môn và không sính lễ đang phổ biến trong thế hệ trẻ Trung Quốc.
Xu hướng đám cưới này được gọi là “đám cưới 3 không” hay “đám cưới 4 không”. Điều đó bao gồm việc hủy bỏ các truyền thống như chú rể đón cô dâu từ nhà cô dâu để đưa về nhà mới của cặp đôi và cặp đôi mới cưới dâng trà cho bố mẹ, không thuê người dẫn chương trình, không có phù dâu và phù rể...
Một người phụ nữ tên Huang, tổ chức đám cưới ở tỉnh Quảng Đông, phía Đông Nam Trung Quốc vào tháng 8-2023, chia sẻ với hãng truyền thông New Weekly rằng, thay vì cô được chồng đón từ nhà, họ đã đi dạo trong thành phố với bạn bè. Một người phụ nữ khác đến từ tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc, có tài khoản @chaojiwudiluckygongzhu trên mạng xã hội Xiaohongshu cho biết, cô và chồng đã hủy bỏ nghi lễ đám cưới truyền thống và tự tổ chức hôn lễ. “Bố và chồng tôi đều yêu thương tôi, nhưng tôi là một người độc lập và cuộc sống của tôi nằm trong tay tôi”, cô nói.
 |
Đám cưới tối giản giúp người trẻ tiết kiệm chi phí. Ảnh: Shutterstock |
Một số cặp đôi cũng từ chối nhận của hồi môn và sính lễ. Theo truyền thống, phong tục tặng sính lễ nghĩa là nhà trai trao cho nhà gái trung bình 100.000 nhân dân tệ (14.000USD) cùng với đồ trang sức. Còn của hồi môn được cô dâu mang về nhà của hai vợ chồng thường là ô tô hoặc đồ gia dụng.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi người dân không tổ chức tiệc cưới xa hoa và yêu cầu sính lễ đắt đỏ, đồng thời khuyến khích họ tổ chức đám cưới tập thể, kêu gọi phụ nữ từ chối sính lễ và tổ chức đám cưới tiết kiệm.
Chi phí cưới hỏi đắt đỏ, tốn kém là lý do chính khiến giới trẻ từ chối phong tục cưới hỏi cầu kỳ. Theo nghiên cứu do Tencent Guyu Data công bố vào năm 2021, thông thường, chi phí tổ chức một đám cưới ở Trung Quốc tốn khoảng 174.000 nhân dân tệ (24.000USD), gấp 8 lần mức lương trung bình hằng tháng của một cặp vợ chồng trẻ.
DƯƠNG NGUYỄN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Năm 2017, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược tái thiết nông thôn nhằm giải quyết sự mất cân bằng trong phát triển giữa thành thị và nông thôn. Bốn năm sau, Bắc Kinh tuyên bố giành “chiến thắng hoàn toàn” trong cuộc chiến chống đói nghèo và bắt đầu một hành trình mới thúc đẩy toàn diện quá trình “hồi sinh nông thôn”.
Trong hai ngày 27 và 28-2, tại thành phố Bắc Hải thuộc Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị Gặp gỡ đầu Xuân 2024 giữa Bí thư Tỉnh ủy 4 tỉnh biên giới của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bí thư Khu ủy Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Bí thư Khu ủy Quảng Tây).