Lào là một quốc gia đa dân tộc, cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Lào được hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của cả dân tộc.
Sau khi Quốc hội thông qua bộ tộc Bruh là một trong các dân tộc của Lào, hiện nay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có 50 dân tộc, việc bổ sung bộ tộc Bruh nhằm ghi nhận sự tồn tại của dân tộc Bruh và nâng cao vị thế của họ trong quá trình phát triển đất nước Lào.
Dân tộc Bruh có nguồn gốc lịch sử phát triển khá lâu đời, phân bố sinh sống tại các tỉnh miền trung và miền nam của Lào như tỉnh Kham Muon và Savanh NaKhet… Người Bruh sử dụng tiếng nói riêng và có nét bản sắc văn hóa vô cùng đặc sắc.
 |
Dân tộc Bruh tại đất nước Lào.
|
50 dân tộc tại Lào bao gồm: 1. Dân tộc Lao; 2. Dân tộc Tay; 3. Dân tộc Phu Thay; 4. Dân tộc Lue; 5. Dân tộc Yuan; 6. Dân tộc Yang; 7. Dân tộc Sack; 8. Dân tộc Thai Nuea; 9. Dân tộc Kummu; 10. Dân tộc Prai; 11. Dân tộc Sinh Mun; 12. Dân tộc Phong; 13. Dân tộc Than; 14. Dân tộc EĐu; 15. Dân tộc Bit; 16. Dân tộc Ramet; 17. Dân tộc Sam Tao; 18. Dân tộc Katang; 19. Dân tộc Makong; 20. Dân tộc Try; 21. Dân tộc Yaru; 22. Dân tộc Trieng; 23. Dân tộc Ta Oiy; 24. Dân tộc Yae; 25. Dân tộc Brau; 26. Dân tộc Katu; 27. Dân tộc Halak; 28. Dân tộc Oiy; 29. Dân tộc Krieg; 30. Dân tộc Cheng; 31. Dân tộc Sadang; 32. Dân tộc Xoay; 33. Dân tộc Nha Hon; 34. Dân tộc Wali; 35. Dân tộc Pako; 36. Dân tộc Khmer; 37. Dân tộc Tum; 38. Dân tộc Nguan; 39. Dân tộc Moy; 40. Dân tộc Gry; 41. Dân tộc Mong; 42. Dân tộc Liu Mian; 43. Dân tộc Akha; 44. Dân tộc Phu Noy; 45. Dân tộc Lahu; 46. Dân tộc Sila; 47. Dân tộc Hayi; 48. Dân tộc Lolo; 49. Dân tộc Ho và 50. Dân tộc Bruh.
Mỗi dân tộc có ngôn ngữ riêng, ngôn ngữ của dân tộc Lào được sử dụng làm tiếng phổ thông. Ngôn ngữ tại Lào được chia thành 4 nhóm: Phổ biến nhất và đang là hệ chữ quốc ngữ là tiếng Lào (Lao), Tay với 8 dân tộc chiếm 64,9%, các hệ ngữ Môn Khmer với 32 dân tộc chiếm 22,6%, Mông, Iumien với 2 dân tộc chiếm 8,5% và Chin Tibet với 7 dân tộc chiếm 2,8%. Bên cạnh đó, tính từ năm 2008, Lào đã chính thức không còn sử dụng 3 tên gọi Lào thơng, Lào sủng, Lào lùm theo nội dung Nghị quyết số 213/QH mà Quốc hội đã thông qua.
 |
Dân tộc Lào (Lao) tại đất nước Lào.
|
Có được cộng đồng các dân tộc Lào như hiện nay là nhờ trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử. Mỗi dân tộc đều có nét đẹp văn hóa riêng từ xa xưa và được bảo tồn, phát triển cùng với sự phát triển của đất nước Lào trong từng thời đại. Và văn hóa Lào là sự tổng hòa các giá trị văn hóa của 50 dân tộc anh em trên cùng lãnh thổ.
SỔM PHON (theo muan.sanook.com)
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
4 năm sống tại Việt Nam và hiện đang là học viên năm thứ ba, Lớp Báo chí quân sự Lào khóa 2 của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Chuẩn úy Xayyakhan VATHI có thể giao tiếp trôi chảy bằng tiếng Việt, hòa mình vào nếp sống của người Việt. Với Xayyakhan, Việt Nam đã trở thành là quê hương thứ hai của anh.
Trong năm du lịch 2024, Lào sẽ tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn cho du khách cả trong và ngoài nước được tham gia để các du khách được tìm hiểu thêm về văn hóa, phong tục tập quán và người dân Lào.
Nền văn hóa Lào được hình thành từ lâu đời và không ngừng phát triển theo thời gian, rất phong phú, đa dạng. Tuy có những nét chung của văn hóa Đông Nam Á, song, văn hóa Lào vẫn có những nét riêng.