QĐND Online – Mục đích hiển nhiên của kế hoạch này chính là tiết kiệm chi phí mỗi lần phóng tàu vũ trụ.
Tiếp nối ý tưởng của SpaceX, nhà sản xuất hàng không vũ trụ-tư nhân Mỹ Rocket Lab đã tiết lộ hai phương án tái sử dụng tên lửa đẩy Electron của mình. Tên lửa này được thiết kế để mang theo các vệ tinh nhỏ lên vũ trụ.
Công ty có trụ sở ở thành phố Huntington Beach, bang California cho biết mục tiêu của kế hoạch là nhằm tăng tần suất phóng tên lửa và tiết kiệm chi phí.
 |
Một lần phóng tên lửa đẩy Electron của hãng Rocket Lab. |
Phương án đầu tiên của Rocket Lab là tìm và thu hồi các tên lửa khi chúng vừa rơi ở các vị trí trên biển rồi đem về sửa chữa, tái chế và sử dụng lại. Trong khi đó, phương án thứ hai là công ty này sử dụng trực thăng để “tóm” tên lửa.
Có lẽ thú vị nhất chính là phương án sử dụng trực thăng. Theo đó, Rocket Lab sẽ điều trực thăng khi tên lửa của họ gần tiến vào khí quyển Trái Đất. Lúc này, tên lửa sẽ bung dù giảm tốc độ và những chiếc máy bay của Rocket Lab chờ sẵn tại địa điểm tính toán trước đó.
Khi đã xác định được vị trí của tên lửa, trực thăng sẽ “bắt” các tên lửa này bằng móc câu đặc biệt rồi đưa về tàu của Rocket Lab để mang về cơ sở sản xuất sửa chữa.
|
Clip mô phỏng phương án hai của Rocket Lab. |
Việc làm này sẽ giúp giảm thiểu chi phí chế tạo tên lửa, đồng thời cho phép công ty có thể phóng được nhiều tên lửa hơn.
Thay vì phải chế tạo tên lửa từ đầu cho mỗi lần phóng, Rocket Lab có thể sử dụng lại các tên lửa, thậm chí một lần tái sử dụng cho mỗi tên lửa sẽ tăng gấp đôi tốc độ sản xuất của công ty.
KHÁNH NGÂN (theo Space News)
Tập đoàn Công nghệ thám hiểm không gian SpaceX của tỷ phú người Mỹ Elon Musk ngày 23-5 đã phóng tên lửa Falcon 9, mang theo 60 vệ tinh đầu tinh trong dự án Starlink, lên quỹ đạo Trái Đất. Vụ phóng này nhằm thực hiện tham vọng của SpaceX trong việc cung cấp Internet tốc độ cao trên khắp thế giới thông qua hệ thống 12.000 vệ tinh trải khắp quỹ đạo của Trái Đất.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết ngày 6-8 đã phóng thành công một vệ tinh quân sự từ sân bay vũ trụ Baikonur của Kazakhstan.
Ngày 12-4, Ấn Độ đã tuyên bố phóng thành công vệ tinh định vị INRSS-1I lên quỹ đạo nhờ tên lửa đẩy PSLV-C41.