Trong một bài viết mới đây, Sputnik khẳng định, phát thải khí nhà kính do các hoạt động của con người góp phần làm tăng nhiệt độ trong khí quyển và biển, từ đó gây ra những thay đổi khó lường về hình thái thời tiết.
Ngoài hiện tượng nóng lên tổng thể, từng khu vực riêng lẻ có thể trở nên ẩm hoặc khô hơn, tạo ra những tác động đáng kể đến hệ sinh thái. Biến đổi khí hậu đang góp phần làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, hạn hán và bão tuyết, gây thêm rủi ro cho sự tồn tại của các loài.
 |
Ảnh minh họa: flickr.com (Angelbattle bros) |
Trong một nghiên cứu mới được công bố, các nhà khoa học tại Đại học Connecticut của Mỹ cảnh báo, có tới 1/3 trong tổng số loài sinh vật sống trên trái đất có nguy cơ bị tuyệt chủng vào năm 2100 nếu như con người không hành động để “làm chậm hoặc ngừng” phát thải khí nhà kính. Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ 485 bài báo mô tả tác động của sự thay đổi môi trường đối với các sinh vật sống. Những dữ liệu này được so sánh với các dự báo về hiện tượng ấm lên toàn cầu và đánh giá những tác động tiềm tàng đối với các loài khác nhau tùy thuộc vào môi trường sống của chúng. Khả năng di cư và thích nghi của các loài cũng được xem xét để đưa ra kết luận về khả năng sống sót của chúng. “Một trong những phát hiện quan trọng và cũng là kịch bản xấu nhất chính là nhiệt độ toàn cầu tăng lên 5,4oC vào cuối thế kỷ 21 có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của 1/3 số loài còn sống. Các yếu tố như phản ứng dây chuyền đã được xác định, trong đó một loài tuyệt chủng kéo theo sự biến mất của những loài khác phụ thuộc vào chúng trong chuỗi thức ăn. Các nhóm lưỡng cư đặc biệt dễ bị tổn thương. Những loài không thể di cư hoặc thích nghi với điều kiện mới có nguy cơ cao nhất. Nghiên cứu nhấn mạnh cần phải hành động khẩn cấp để giảm phát thải khí nhà kính nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu”, Sputnik nêu rõ.
VŨ HOÀNG
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
“Du lịch net zero” (không phát thải ròng trong du lịch) được coi là đòn bẩy để phát triển du lịch xanh, bền vững. Ở Việt Nam, xu hướng này cũng đang được ngành du lịch tích cực triển khai.
Sáng 24-11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.