Các trang thiết bị, xe và phương tiện máy móc sẵn sàng trong tình trạng tốt nhất để phục vụ giai đoạn huấn luyện thực hành, diễn tập tích hợp diễn ra trên thao trường mô phỏng môi trường tương tự phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở địa bàn. Nhằm bảo đảm các phương tiện, trang bị vận hành tốt trong suốt quá trình diễn tập, 1 tổ sửa chữa di động đã được thành lập, với trang bị gồm 1 xe cứu hộ và 1 xe sửa chữa cùng đầy đủ các trang thiết bị.

Thiếu tá Ngô Quốc Cường, sĩ quan điều hành phương tiện cho biết, tổng số phương tiện phục vụ huấn luyện cho quan sát viên quân sự gồm 12 xe tuần tra cho các quan sát viên quân sự, cùng 4 xe chỉ huy cho đội ngũ giảng viên đi theo giám sát và đánh giá quá trình thực hành, xử lý tình huống của các học viên huấn luyện các kỹ năng của quan sát viên quân sự, và 1 bán tải cho quân xanh (lực lượng phiến quân). 

Lực lượng công binh Nhật Bản đã chuẩn bị các trang bị công binh hạng nặng gồm 4 máy xúc, 2 máy ủi, 4 xe ben tự đổ trọng lượng 4 đến 10 tấn. Ngoài ra, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam cũng chuẩn bị 5 phương tiện gồm 2 máy xúc có gàu, 2 máy xúc, 1 máy gạt.

Theo Đại úy Bùi Quang Phương, nhân viên bảo đảm, Ban tổ chức đã chuẩn bị 114 bộ áo giáp, mũ sắt Liên hợp quốc cùng các bộ đàm, ống nhòm, GPS, la bàn và túi cứu thương. Các thiết bị này chủ yếu trang bị cho các tổ quan sát viên quân sự làm nhiệm vụ tuần tra.

Đối với lực lượng quân y, theo Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Quang Chiến, Việt Nam với thế mạnh đã triển khai thành công các bệnh viện cấp 2 ở phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan và bệnh viện cấp 1 trong Đội công binh tại Abyei nên đóng vai trò chủ đạo trong chuẩn bị các nội dung quân y dã chiến, bao gồm cả các trang thiết bị phục vụ diễn tập. 

Để các học viên tham gia CEPPP có cái nhìn trực quan sinh động sát thực tế nhiệm vụ tại địa bàn, Việt Nam đã thiết lập trên thao trường hình mô phỏng bệnh viện dã chiến cấp 1 tại phái bộ, huy động nhiều trang thiết bị huấn luyện y tế hiện đại phục vụ các nội dung huấn luyện như: Máy monitor, máy thở, các trang thiết bị cấp cứu, xe cứu thương, trang thiết bị vận chuyển đường không, manequin huấn luyện hô hấp nhân tạo, máy sốc điện, túi cứu thương…

Nhằm huấn luyện các kỹ năng vận chuyển cấp cứu y tế đường không, một trực thăng cũng được đưa vào sử dụng để phục vụ huấn luyện. Trong huấn luyện tình huống khẩn cấp y tế và cấp cứu có sử dụng thương binh giả nên diễn tập có sự tham gia của các chuyên gia hóa trang từ Học viện Quân y

Để phục vụ huấn luyện, thao trường được thiết lập gồm một doanh trại tạm thời với các nhà chỉ huy của các thành phần quan sát viên quân sự, công binh và quân y, cùng các phân đội; tuyến đường tuần tra dài khoảng 6km với hai trạm kiểm soát của các phe nhóm dẫn tới khu trại trị nạn nhằm mô phỏng sinh động quá trình thực hiện nhiệm vụ của quan sát viên quân sự có sự phối hợp hiệp đồng với công binh và quân y.

 Doanh trại đóng quân tạm thời.
 

 

Máy bay trực thăng và xe cứu thương sử dụng trong huấn luyện.

 

 Hàng rào quanh khu trại tị nạn. 

 

 

 

 Mô hình trại tị nạn được thiết lập sát với thực tiễn.

 

 Các tổ quan sát viên quân sự kiểm tra tình trạng các xe tuần tra trước khi ra thao trường huấn luyện. 
Mũ cối và áo giáp sắt là vật bất ly thân với các sĩ quan gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc khi làm việc ngoài thực địa, nhất là với các quan sát viên quân sự.  
Chuẩn bị ra thao trường huấn luyện. 
Các nhóm giảng viên được chia phụ trách theo dõi và đánh giá các học viên quan sát viên quân sự. 
 Kiểm tra trang thiết bị trước khi huấn luyện thực hành. 
Vận hành thử xe. 
 Xe cứu thương sử dụng trong tình huống diễn tập y tế.
 Các đồ dùng trong túi cứu thương y tế.
 Manequin huấn luyện. 
Thiết bị sơ cứu thương đạt chuẩn Liên hợp quốc. 
Các máy móc sử dụng trong tình huống huấn luyện hô hấp nhân tạo. 
Bên trong lều dã chiến mô phỏng Bệnh viện dã chiến cấp 1.
 Bệnh viện dã chiến cấp 1.
 
 Một số trang thiết bị, phương tiện công binh hạng nặng của Nhật Bản phục vụ diễn tập.

MỸ HẠNH - VIỆT TRUNG

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Đối ngoại quốc phòng xem các tin, bài liên quan.