leftcenterrightdel
 Thượng tướng Lê Huy Vịnh phát biểu tại hội nghị. 

Hiện nay, trong toàn quân có khoảng gần 300 cơ sở dữ liệu đã được các cơ quan, đơn vị xây dựng để quản lý thông tin trên tất cả các mặt hoạt động. Trong đó có 17 cơ sở dữ liệu liên quan tới quản lý thông tin quân nhân; 5 cơ sở dữ liệu liên quan đến hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; 28 cơ sở dữ liệu liên quan tới quản lý thông tin vũ khí, trang bị, vật tư; 20 cơ sở dữ liệu liên quan tới quản lý thông tin đất quốc phòng, địa hình quân sự. Các cơ sở dữ liệu đang được các cơ quan, đơn vị duy trì hoạt động thường xuyên. Nhiều cơ sở dữ liệu đã phát huy vai trò trong công tác quản lý của các cơ quan đầu ngành trong Bộ Quốc phòng như: Cơ sở dữ liệu cán bộ, cơ sở dữ liệu đảng viên, cơ sở dữ liệu tài chính…

leftcenterrightdel
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, Bộ tư lệnh 86 và các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng đánh giá cao công tác xây dựng cơ sở dữ liệu của các cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, Bộ tư lệnh 86 cũng chỉ ra một số vấn đề về chất lượng dữ liệu, công tác lưu trữ dữ liệu. Các đại biểu cho rằng hiện nay số lượng cơ sở dữ liệu nhiều nhưng chưa xác định được dữ liệu gốc, điều này dẫn tới các cơ sở dữ liệu chưa có sự kết nối, chia sẻ thông tin với các hệ thống khác.

leftcenterrightdel
Quang cảnh hội nghị. 

 Phát biểu tại hội nghị, Thượng tướng Lê Huy Vịnh nêu rõ: Trong Bộ Quốc phòng, dữ liệu gốc là dữ liệu làm cơ sở để các cơ quan, đơn vị tham chiếu xây dựng các cơ sở dữ liệu ngành. Dữ liệu gốc có ý nghĩa quyết định đến việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin từ đó xây dựng bức tranh tổng thể phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và chỉ huy các cấp cũng như xây dựng các hệ thống tự động hóa chỉ huy.

Thời gian tới, đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu Bộ tư lệnh 86 và các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý cơ sở dữ liệu gốc và bảo đảm an toàn thông tin. Việc xây dựng, khai thác và sử dụng dữ liệu gốc phải được thực hiện thống nhất từ Bộ Quốc phòng xuống các đơn vị cấp dưới. Dữ liệu phát sinh từ hoạt động nghiệp vụ thuộc cơ quan, đơn vị cấp nào thì cơ quan, đơn vị cấp đó chịu trách nhiệm cập nhật chính xác, kịp thời vào dữ liệu gốc. Đặc biệt, dữ liệu gốc phải được xác định cấp độ bảo mật. Các cơ quan, đơn vị phải xây dựng giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho các hệ thống tương ứng phù hợp theo các quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 1-7-2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Tin, ảnh: TUẤN NAM 

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.