Ngày 20-2, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự về kế hoạch triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. Cùng dự buổi làm việc có Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ Quốc phòng.
 |
Thượng tướng Lê Huy Vịnh phát biểu tại buổi làm việc. |
 |
Quang cảnh buổi làm việc. |
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự đã báo cáo thủ trưởng Bộ Quốc phòng về kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qua. Theo đó, trong 5 năm qua, viện đã đào tạo được 102 tiến sĩ theo 14 mã ngành, hoàn thành nhiều dự án nghiên cứu quan trọng với hơn 1.300 công bố khoa học, 52 giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo, 4 giải thưởng Vifotec... Các sản phẩm nghiên cứu của viện đã được đưa vào trang bị và ứng dụng trong toàn quân, binh chủng. Đặc biệt là khả năng chiến đấu của các tổ hợp vũ khí hiện đại trong Quân chủng Hải quân và Quân chủng Phòng không – Không quân.
 |
Lãnh đạo Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự báo cáo với thủ trưởng Bộ Quốc phòng về kết quả thực hiện nhiệm vụ. |
Ghi nhận những thành tích của Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, Thượng tướng Lê Huy Vịnh đánh giá: Viện đã xây dựng được tiềm lực khoa học công nghệ mạnh cả về con người và cơ sở vật chất, đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo trong tình hình mới. Thời gian tới, đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị các viện, trung tâm nghiên cứu, đào tạo thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự tập trung sức mạnh, đột phá về khoa học, công nghệ, thực hiện các nhiệm vụ mới; đề xuất thực hiện các nhiệm vụ lớn, xây dựng cơ chế triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, nghiên cứu, cải tiến vũ khí trang bị kỹ thuật theo hướng phù hợp với nghệ thuật quân sự Việt Nam; tạo môi trường đổi mới, sáng tạo, tạo động lực mạnh mẽ để phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ nghiên cứu.
Tin, ảnh: TUẤN NAM
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.
Ngày 13-12, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức Festival tiếng Anh chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 / 22-12-2024) với chủ đề “Tuổi trẻ Viện Khoa học và Công nghệ quân sự tiếp bước truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng”.
Sáng 11-12, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức Hội nghị Quân chính năm 2024. Thiếu tướng Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự chủ trì hội nghị.
Trong 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội ta cùng với toàn dân lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc (BVTQ). Hiện nay, xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại, đủ sức mạnh BVTQ là tất yếu khách quan. Bởi vậy, ngoài việc chú trọng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao trình độ tác chiến... thì vấn đề phát triển khoa học-công nghệ quân sự cần phải được đặc biệt coi trọng.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân dân ta vừa tự chế tạo vũ khí, trang bị (VKTB), vừa được tiếp nhận viện trợ rất lớn VKTB hiện đại của Liên Xô, Trung Quốc và thu được vũ khí chiến lợi phẩm của địch. VKTB hiện đại nhập ngoại và thu của địch vốn được chế tạo để sử dụng cho những đội quân khác, trên chiến trường khác, đối phó với đối phương khác. Vì thế, việc khai thác, sử dụng số VKTB này để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Quân đội ta và trở thành một lĩnh vực công nghệ có ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị chuẩn bị khởi nghĩa, trong đó nêu rõ: “Dân ta phải tự chế lấy một phần vũ khí thì lúc nổi dậy mới có cái mà giết giặc.
Những đặc trưng công nghệ quân sự Việt Nam góp phần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược được kế thừa từ hàng nghìn năm của dân tộc. Việt Nam có “mặt tiền” trông ra Biển Đông, là nơi dừng chân qua lại giữa hai đại dương lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vừa có điều kiện rất thuận lợi để tiếp thu các nền văn minh trên thế giới, nhưng cũng là tâm điểm “nhòm ngó” của các thế lực bành trướng, xâm lược. Do trải qua nhiều thế kỷ chống kẻ thù xâm lược nên người Việt đã sớm biết chế tạo và sử dụng vũ khí để đánh giặc.